Tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh nhưng mông lung, không xác định được phương hướng

Tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh nhưng mông lung, không xác định được phương hướng

Nhiều bạn theo học ​​ngành Quản trị kinh doanh cảm thấy mất phương hướng sau khi vừa tốt nghiệp. Các bạn bối rối vì các đơn vị tuyển dụng đều yêu cầu kinh nghiệm. Các bạn có câu hỏi học Quản trị kinh doanh có vô nghĩa? Chọn ngành gì khác bây giờ?

Nhận diện một vài vấn đề của các bạn mới tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh

Khi đi xin việc và được bổ nhiệm công việc, vị trí công việc mà bạn được sắp xếp vào làm ở công ty không phải là một vị trí cao cấp, mà chỉ được xếp làm những việc văn phòng cơ bản như những bạn học ngành nghề khác.

Trong môi trường làm việc, các bạn ngành Quản trị kinh doanh cảm thấy chuyên môn của mình thường không so được các bạn học chuyên ngành khác có tính kỹ thuật sâu hơn như Kế toán, Xuất nhập khẩu, Sales bán hàng, sản xuất…

Dù rằng, trong thời gian ngắn sau khi nhận việc làm mới, các bạn nỗ lực nhiều hơn bình thường, nhưng kết quả không như mong đợi làm các bạn mệt mỏi, xuống động lực. Xin việc mới thì lương vẫn thấp, kỹ năng chuyên môn không có lợi thế cạnh tranh hơn so với các nhân sự khác, và từ đây định hình về con đường nghề nghiệp dần chuyển sang trạng thái mông lung và tiêu cực.

Lời khuyên nào từ những người đi trước đã trải qua vấn đề này

Sau khi tham khảo những anh chị tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh và đã ổn đinh vị trí công việc. Thầy Dũng - Hướng nghiệp Việt chia sẻ lại gửi bạn trẻ tham khảo.

Dân gian có câu: “Thương trường là chiến trường.”, việc kinh doanh cực kỳ cạnh tranh và khắc nghiệt. Vì vậy, việc giao trọng trách quan trọng trong hệ thống kinh doanh cần phải cân nhắc kỹ, vậy nên với những người mới, việc không được đưa vào làm việc ở các vị trí quan trọng là điều dễ hiểu.

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh và áp lực như vậy, mỗi cá nhân đi trước bạn đều đã cố gắng trang bị cho mình rất nhiều yếu tố, có thể kể một vài như:
- Kiến thức
- Kỹ năng
- Sự năng động
- Khả năng thích ứng
- Mối quan hệ
- Thấu hiểu thực tế và biến động thị trường
- Phong cách và nhận diện cá nhân

Vậy nên sau khi vừa mới tốt nghiệp, bạn trẻ dường như mới chỉ có kiến thức và một số kỹ năng cơ bản. Và rất nhiều bạn trong quá trình học không tận dụng thời gian học để tích luỹ mở rộng các kiến thức, luyện tập thêm các kỹ năng thực tế. Các bạn trì hoãn học tập và mất thời gian cho việc chơi game, giải trí, kết nối không mang tính chất bổ trợ nghề nghiệp.

Vì vậy, sau khi bạn tốt nghiệp, bạn không có lợi thế nổi trội so với các bạn đã làm nghề trên thị trường.

Vậy cần làm gì?

Không có lời khuyên nào là hoàn toàn đúng để bạn theo. Nhưng có một vài ý để bạn tham khảo.
- Tìm cơ hội để vào làm việc tại bất kỳ vị trí nào tại tổ chức mà bạn có mục đích - mong muốn vào làm ở vị trí công việc.
- Quan sát, nhận diện các kỹ năng - kiến thức - kinh nghiệm để làm được vị trí công việc bạn mong muốn.
- Nỗ lực làm tốt công việc bạn vừa được nhận vào làm. Sau một khoảng thời gian, tiếp tục xin đổi làm việc ở các vị trí khác mà bạn muốn trao dồi kỹ năng và kinh nghiệm.
- Tiếp tục phấn đầu để có thể đảm trách ở các vị trí cao hơn, đòi hỏi nhiều kỹ năng - kinh nghiệm hơn.

Đây chỉ là một góc nhìn, một góc chia sẻ từ một số anh chị đã đi trước. Có thể đúng với các anh chị ấy. Những cũng rất đáng để tham khảo. Chúc các bạn thành công!

HuongnghiepViet.com
Author HuongnghiepViet.com

Bao gồm các hoạt động để hỗ trợ được từng bạn có được định hướng, có được cơ hội để phát triển bản thân và công việc.