Đề án tuyển sinh dự kiến năm 2020 HỌC VIỆN PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN

Đề án tuyển sinh dự kiến năm 2020 HỌC VIỆN PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN

 1. Thông tin chung về Học viện Phòng không-Không quân
            1.1. Tên trường, sứ mệnh, địa chỉ và địa chỉ trang thông tin điện tử của trường
          - Tên trường:
          + Tên bằng tiếng Việt: Học viện Phòng không-Không quân.
          + Tên bằng tiếng Anh: Air Defense-Air Force Academy.
          - Sứ mệnh: Học viện Phòng không-Không quân là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có trình độ đại học và sau đại học chất lượng cao, đồng thời là trung tâm nghiên cứu khoa học, hợp tác đào tạo quốc tế chuyên sâu trên các lĩnh vực Phòng không, Không quân và Tác chiến điện tử của Quân đội; góp phần quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xứng đáng với vị thế là trường trọng điểm của Quân đội.
          - Địa chỉ: Xã Kim Sơn, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.
          - Địa chỉ trang thông tin điện tử của trường:
          + Website: hocvienpkkq.com
          + Email: [email protected]
          + Điện thoại, fax: 02433614557; di động: 0376113509                      
          1.2. Quy mô đào tạo
Khối ngành/Nhóm ngành* Quy mô hiện tại
 
 
NCS
 
Học viên CH
ĐH CĐSP TCSP
GD
chính
quy
GD
TX
GD chính quy GD
TX
GD chính quy GD
TX
Khối ngành V   07 457          
Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa   07            
Kỹ thuật hàng không     457          
Khối ngành VII   77            
Nghệ thuật quân sự   77            
Chỉ huy tham mưu Không quân     210          
Chỉ huy kỹ thuật Phòng không     673          
Chỉ huy kỹ thuật Tác chiến điện tử     80          
Tổng   84 1420          
 

  1.3. Thông tin về tuyển sinh chính quy của 2 năm gần nhất
          1.3.1. Phương thức tuyển sinh của 2 năm gần nhất
          Xét tuyển trên cơ sơ kết quả Kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT).
          1.3.2. Điểm trúng tuyển của 2 năm gần nhất
Khối ngành/Ngành/Nhóm ngành/tổ hợp xét tuyển Năm tuyển sinh-2018 Năm tuyển sinh-2019
Chỉ tiêu Số trúng tuyển Điểm trúng tuyển Chỉ tiêu Số trúng tuyển Điểm trúng tuyển
Khối ngành V
Kỹ thuật Hàng không
Tổ hợp 1: A00 (Toán, Lý, Hóa)
Tổ hợp 2: A01 (Toán, Lý, Anh)
105 105 miền Bắc: 20,40;
miền Nam: 21,70
105 101 miền Bắc: 23,55;
miền Nam: 20,45
Khối ngành VII
Chỉ huy Phòng không, Không quân và Tác chiến điện tử
Tổ hợp 1: A00 (Toán, Lý, Hóa)
Tổ hợp 2: A01 (Toán, Lý, Anh)
293 293 miền Bắc: 20,10;
miền Nam: 19,25
293 290 miền Bắc: 20,95;
miền Nam: 15,05
Tổng 398 398   398 391  
          2. Các thông tin của năm tuyển sinh
          2.1. Đối tượng tuyển sinh
          - Hạ sĩ quan-binh sĩ đang phục vụ tại ngũ theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự, có thời gian phục vụ tại ngũ 12 tháng trở lên (tính đến tháng 6 năm 2020); Quân nhân chuyên nghiệp; Công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong quân đội đủ 12 tháng trở lên (tính đến tháng 9 năm 2020).
          - Nam thanh niên ngoài Quân đội (kể cả quân nhân đã xuất ngũ và công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia công an nhân dân), số lượng đăng ký dự tuyển không hạn chế.
          2.2. Phạm vi tuyển sinh
          Tuyển thí sinh nam trong cả nước.
          2.3. Phương thức tuyển sinh
          Xét tuyển trên cơ sở kết quả của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Thí sinh đăng ký sơ tuyển và dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 theo quy định của Bộ GD&ĐT và Bộ Quốc phòng.
          2.4. Chỉ tiêu tuyển sinh
TT Ngành học Ký hiệu trường Mã Ngành Tổ hợp xét tuyển Chỉ tiêu
  Các ngành đào tạo đại học quân sự PKH     392
1 * Ngành Kỹ thuật Hàng không   7520120 1. Toán, Lý, Hóa
2. Toán, Lý, tiếng Anh
106
  Thí sinh có hộ khẩu thường trú phía Bắc       69
  Thí sinh có hộ khẩu thường trú phía Nam       37
2 * Ngành Chỉ huy Tham mưu Phòng không, Không quân và Tác chiến điện tử   7860226 1. Toán, Lý, Hóa
2. Toán, Lý, tiếng Anh
286
  Thí sinh có hộ khẩu thường trú phía Bắc       186
  Thí sinh có hộ khẩu thường trú phía Nam       100
 
Tuyển 12 chỉ tiêu đi đào tạo ở nước ngoài, chỉ tiêu nằm trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh của Học viện.
2.5. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển
Trên cơ sở phổ điểm kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020, Học viện xây dựng phương án ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, báo cáo Ban Tuyển sinh quân sự Quân chủng PK-KQ và Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng. Khi có quyết định phê duyệt phương án ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng, Học viện sẽ đăng thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và Website của Học viện.
Điều kiện nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển:
- Học viện chỉ nhận hồ sơ xét tuyển đại học quân sự đối với những thí sinh đã qua sơ tuyển vào hệ đại học quân sự của các trường Quân đội (theo nhóm trường được điều chỉnh nguyện vọng), có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Quốc phòng, dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 để lấy kết quả xét tuyển đại học, các môn thi phù hợp với tổ hợp các môn thi để xét tuyển vào Học viện;
- Thí sinh được phép điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển trong nhóm trường theo đúng vùng miền và đối tượng tuyển sinh cụ thể như sau:
+ Nhóm 1: Gồm hệ Chỉ huy tham mưu của Học viện PK-KQ, các học viện: Hậu cần, Hải quân, Biên phòng, các trường sĩ quan: Lục quân 1, Lục quân 2, Chính trị, Đặc công, Pháo binh, Tăng Thiết giáp, Phòng hóa, Thông tin, Công binh.
+ Nhóm 2: Gồm hệ Kỹ sư hàng không của Học viện PK-KQ, các học viện: Kỹ thuật quân sự, Quân y, Khoa học quân sự.
- Trong xét tuyển đợt 1: Học viện chỉ xét tuyển vào hệ đào tạo đại học quân sự đối với các thí sinh đã qua sơ tuyển, đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào Học viện; các nguyện vọng còn lại thí sinh đăng ký vào các trường ngoài Quân đội. Trường hợp thí sinh không đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất), đăng ký không đúng tổ hợp xét tuyển của trường đã nộp hồ sơ sơ tuyển hoặc đăng ký không đúng nhóm trường thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng theo đúng thời gian quy định của Bộ GD&ĐT, Bộ Quốc phòng thì sẽ mất quyền xét tuyển nguyện vọng 1.
- Thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào Học viện, sẽ được xét tuyển các nguyện vọng kế tiếp vào các trường ngoài Quân đội theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng thí sinh đăng ký xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT.
2.6. Các thông tin khác cần thiết để thí sinh đăng ký xét tuyển
Căn cứ vào tổng điểm thi của thí sinh, gồm tổng điểm thi 3 môn đăng ký xét tuyển và điểm ưu tiên; Học viện xét tuyển theo đúng ngành đăng ký của thí sinh; thực hiện xét tuyển từ thí sinh có tổng điểm thi cao nhất trở xuống đến đủ chỉ tiêu.
- Thực hiện một điểm chung với đối tượng thí sinh là quân nhân và thanh niên ngoài Quân đội, giữa tổ hợp xét tuyển A00 (Toán, Lý, Hóa) và tổ hợp xét tuyển A01 (Toán, Lý, tiếng Anh); xác định điểm chuẩn riêng theo thí sinh có hộ khẩu thường trú ở khu vực phía Bắc (tính từ Quảng Bình trở ra) và thí sinh có hộ khẩu thường trú ở khu vực phía Nam (từ Quảng Trị trở vào); thí sinh là quân nhân tại ngũ được xác định điểm chuẩn theo hộ khẩu thường trú.
- Thí sinh được tính điểm chuẩn theo hộ khẩu thường trú phía Nam phải có đủ các điều kiện sau:
+ Có hộ khẩu thường trú từ tỉnh Quảng Trị trở vào;
+ Thời gian có hộ khẩu thường trú từ tỉnh Quảng Trị trở vào (tính đến tháng 9 năm 2020) phải đủ 3 năm thường trú liên tục trở lên;
+ Có ít nhất năm lớp 12 học và dự thi tốt nghiệp THPT tại các tỉnh phía Nam.
- Trường hợp xét tuyển đến một mức điểm nhất định vẫn còn chỉ tiêu, nhưng số thí sinh cùng bằng điểm cao hơn số lượng chỉ tiêu còn lại, thực hiện xét tuyển theo các tiêu chí phụ, như sau:
+ Tiêu chí 1:
Thí sinh có điểm thi môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyển.
+ Tiêu chí 2: Sau khi xét tiêu chí 1, Học viện vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh cùng bằng điểm, cùng có tiêu chí 1 như nhau, thì xét đến tiêu chí 2, như sau:
Thí sinh có điểm thi môn Lý cao hơn sẽ trúng tuyển.
+ Tiêu chí 3: Sau khi xét tiêu chí 2, Học viện vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh cùng bằng điểm, cùng có tiêu chí 1 và tiêu chí 2 như nhau thì xét đến tiêu chí 3, như sau:
Thí sinh có điểm thi môn Hóa hoặc môn tiếng Anh cao hơn sẽ trúng tuyển.
Khi xét đến tiêu chí 3 vẫn chưa đủ chỉ tiêu, thì Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh Học viện quyết định tuyển nguyện vọng bổ sung hoặc báo cáo Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.
2.7. Tổ chức tuyển sinh
- Thời gian đăng ký sơ tuyển tại Ban Tuyển sinh quân sự các đơn vị, địa phương: Từ ngày 01/3 đến trước ngày 20/6/2020.
- Thời gian đăng ký dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT theo quy định của Bộ GD&ĐT.
- Thời gian xét tuyển: Theo quy định chung của Bộ GD&ĐT và Bộ Quốc phòng năm 2020.
2.8. Chính sách ưu tiên
2.8.1. Chính sách ưu tiên đối tượng
Các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên theo đối tượng trong tuyển sinh đại học thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT năm 2020.
2.8.2. Chính sách ưu tiên theo khu vực
Các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên theo khu vực trong tuyển sinh đại học thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT năm 2020.
2.8.3. Chính sách ưu tiên xét tuyển thẳng
2.8.3.1. Đối tượng xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT
- Thí sinh thuộc đối tượng quy định tại Điểm a, Điểm c, Điểm e, Khoản 2, Điều 7 Quy chế tuyển sinh, cụ thể như sau:
+ Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp THPT;
+ Thí sinh được triệu tập tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế đã tốt nghiệp THPT thì được xét tuyển thẳng vào đại học theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi của thí sinh. Thí sinh trong đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế nếu chưa tốt nghiệp THPT sẽ được bảo lưu kết quả đến hết năm tốt nghiệp THPT (chỉ bảo lưu đến năm thí sinh học xong lớp 12 và thi đạt tốt nghiệp THPT, những năm sau không còn giá trị xét tuyển thẳng);
+ Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn HSG quốc gia; thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp THPT được xét tuyển thẳng vào đại học theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải. Thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn HSG quốc gia, đoạt giải trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, nếu chưa tốt nghiệp THPT được bảo lưu đến hết năm tốt nghiệp THPT (chỉ bảo lưu đến năm thí sinh học xong lớp 12 và thi đạt tốt nghiệp THPT, những năm sau không còn giá trị xét tuyển thẳng).
- Thí sinh thuộc đối tượng quy định tại Điểm i, Khoản 2, Điều 7 Quy chế tuyển sinh, cụ thể như sau:
Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú), tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo và Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các huyện nghèo và huyện thoát nghèo giai đoạn 2018-2020; thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ. Những thí sinh này phải học bổ sung kiến thức 1 (một) năm học trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do hiệu trưởng các trường quy định.
2.8.3.2. Đối tượng được ưu tiên xét tuyển
- Thí sinh đoạt giải khuyến khích trong kỳ thi chọn HSG quốc gia; thí sinh đoạt giải tư trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp THPT, được ưu tiên xét tuyển vào đại học theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải;
- Thí sinh không dùng quyền xét tuyển thẳng được ưu tiên xét tuyển vào trường. Thực hiện theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 7 Quy chế tuyển sinh: Đối với thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn HSG quốc gia, đoạt giải trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia và đã tốt nghiệp trung học, nếu có kết quả thi tốt nghiệp THPT đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào quy định; Giám đốc, Hiệu trưởng các trường xem xét, báo cáo Ban TSQS Bộ Quốc phòng quyết định cho vào học.
2.8.3.3. Đối tượng xét tuyển học sinh giỏi bậc THPT
- Thí sinh tốt nghiệp THPT, đạt học lực Giỏi, hạnh kiểm Tốt năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 và tham gia kỳ thi HSG bậc THPT cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt giải nhất, nhì, ba thuộc một trong các môn theo tổ hợp xét tuyển của trường dự tuyển. Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi HSG cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nếu chưa tốt nghiệp trung học phổ thông được bảo lưu đến hết năm tốt nghiệp trung học phổ thông (chỉ bảo lưu đến năm thí sinh học xong lớp 12 và thi đạt tốt nghiệp THPT, những năm sau không còn giá trị xét tuyển);
- Thí sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, đạt học lực Giỏi, hạnh kiểm Tốt năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 và có kết quả điểm ngoại ngữ IELTS 5.0 điểm hoặc TOEFL iBT 50 điểm trở lên (chứng chỉ còn thời hạn sử dụng đến thời điểm xét tuyển).
Thí sinh đăng ký xét tuyển, nếu có kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định; Giám đốc, Hiệu trưởng các trường xem xét, báo cáo Ban TSQS Bộ Quốc phòng quyết định vào học.
2.8.3.4. Chỉ tiêu xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, xét tuyển học sinh giỏi bậc THPT và tổ chức xét tuyển vào Học viện Phòng không-Không quân
- Chỉ tiêu xét tuyển thẳng (đối với thí sinh thuộc diện quy định tại Điểm a, Điểm c và Điểm e, Khoản 2, Điều 7 Quy chế tuyển sinh), ưu tiên xét tuyển và xét tuyển học sinh giỏi bậc THPT vào Học viện:
+ Tuyển không quá 03 thí sinh có hộ khẩu thường trú phía Bắc và 02 thí sinh có hộ khẩu thường trú phía Nam với ngành Kỹ thuật Hàng không;
+ Tuyển không quá 09 thí sinh có hộ khẩu thường trú phía Bắc và 05 thí sinh có hộ khẩu thường trú phía Nam với ngành Chỉ huy Phòng không, Không quân và Tác chiến điện tử;
+ Chỉ tiêu xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển học sinh giỏi bậc THPT trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh theo từng ngành, theo 2 miền Nam - Bắc của Học viện năm 2020;
+ Môn đoạt giải được xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển: Toán, Vật lý.
- Chỉ tiêu xét tuyển thẳng vào Học viện đối với thí sinh thuộc diện quy định tại Điểm i, Khoản 2, Điều 7 Quy chế tuyển sinh:
+ Tuyển không quá 05 thí sinh có hộ khẩu thường trú phía Bắc và 03 thí sinh có hộ khẩu thường trú phía Nam với ngành Chỉ huy Phòng không, Không quân và Tác chiến điện tử;
+ Chỉ tiêu xét tuyển thẳng trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh theo 2 miền Nam-Bắc của Học viện năm 2020.
2.8.3.5. Quy định về sơ tuyển
- Thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển HSG bậc THPT phải qua sơ tuyển, có đủ tiêu chuẩn tuyển sinh về chính trị, đạo đức, văn hóa, độ tuổi, sức khỏe vào đào tạo sĩ quan cấp phân đội trình độ đại học, cao đẳng theo đúng quy định tại Điều 13, 14, 15 Thông tư số 22;
- Thí sinh chỉ được đăng ký sơ tuyển vào một trường trong Quân đội (gồm đăng ký xét tuyển từ kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT, đăng ký xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển hoặc đăng ký xét tuyển HSG bậc THPT) và nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, xét tuyển HSG bậc THPT vào đúng trường nộp hồ sơ sơ tuyển;
- Thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng thuộc diện quy định tại Điểm i, Khoản 2, Điều 7 Quy chế tuyển sinh phải đăng ký một tổ hợp xét tuyển trong số các tổ hợp xét tuyển của Học viện vào hồ sơ sơ tuyển ngay từ khi sơ tuyển, để làm căn cứ xét tuyển;
- Thí sinh phải nộp hồ sơ sơ tuyển và thủ tục đăng ký xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, xét tuyển HSG bậc THPT vào Học viện theo đúng quy định của Bộ Quốc phòng và Bộ GD & ĐT và phải được Học viện thẩm định, xét duyệt đủ thủ tục và tiêu chuẩn xét tuyển.
2.8.3.6. Đăng ký xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển
Thí sinh phải có 02 loại hồ sơ: 01 bộ hồ sơ sơ tuyển và 01 bộ hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng (hoặc ưu tiên xét tuyển, xét tuyển HSG bậc THPT).
a) Hồ sơ sơ tuyển
Thực hiện theo Khoản 1, Điều 18 Thông tư số 22 của Bộ Quốc phòng. Thí sinh đăng ký và làm hồ sơ sơ tuyển tại Ban TSQS các đơn vị quận, huyện, thị xã, thành phố (trực thuộc tỉnh) nơi thí sinh đăng ký hộ khẩu thường trú trước ngày 10/7/2020. Ban TSQS cấp tỉnh, thành phố gửi hồ sơ và danh sách về Học viện trước ngày 20/7/2020.
Trường hợp thí sinh đã làm hồ sơ sơ tuyển và đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 từ kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT; Ban TSQS cấp tỉnh, thành phố (trực thuộc Trung ương) gửi Danh sách thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, xét tuyển HSG bậc THPT về Học viện.
Thí sinh không qua sơ tuyển, không có hồ sơ sơ tuyển tại các trường thì không được tham gia xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, xét tuyển HSG bậc THPT vào đào tạo tại Học viện.
b) Hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng
Thí sinh làm 01 bộ hồ sơ xét tuyển thẳng nộp về Sở GD & ĐT theo quy định của Bộ GD & ĐT và nộp 01 bản sao hợp lệ hồ sơ xét tuyển thẳng về Ban TSQS cấp huyện (cùng với hồ sơ sơ tuyển) trước ngày 20/7/2020; Sở GD & ĐT thẩm định, gửi hồ sơ, và danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn về Học viện trước ngày 01/8/2020.
- Hồ sơ của thí sinh thuộc diện xét tuyển thẳng theo quy định tại các điểm a, c, e, Khoản 2, Điều 7 Quy chế tuyển sinh gồm:
+ Phiếu đăng ký xét tuyển thẳng;
+ Ít nhất một trong các bản photocopy sau: Chứng nhận là thành viên được triệu tập tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế hoặc chứng nhận là thành viên đội tuyển tham dự cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế (có tên trong danh sách của Bộ GD&ĐT); Giấy chứng nhận đoạt giải Kỳ thi chọn HSG quốc gia; Giấy chứng nhận đoạt giải Cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia và giấy chứng nhận các đối tượng ưu tiên tuyển thẳng khác;
 + Hai phong bì đã dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh; hai ảnh chân dung cỡ 4 x 6.
- Hồ sơ của thí sinh thuộc diện xét tuyển thẳng theo quy định tại Điểm i, Khoản 2, Điều 7, Quy chế tuyển sinh gồm:
+ Phiếu đăng ký xét tuyển thẳng;
+ Bản photocopy học bạ 3 năm học THPT;
+ Hai phong bì đã dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh; hai ảnh chân dung cỡ 4 x 6;
+ Bản photocopy hộ khẩu thường trú;
+ Thí sinh đã tốt nghiệp từ năm 2019 trở về trước, nộp 01 bản sao hợp lệ Bằng tốt nghiệp THPT và Giấy chứng nhận kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm thí sinh dự thi;
+ Thí sinh tốt nghiệp năm 2020, khi có kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT, nộp 01 bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT về Học viện trước ngày 15/9/2020.
Thí sinh thuộc diện xét tuyển thẳng theo quy định tại các điểm a, c, e, Khoản 2, Điều 7 Quy chế tuyển sinh; sau khi có thông báo trúng tuyển của trường, phải nộp bản chính giấy chứng nhận đoạt giải để xác nhận nhập học trong thời gian quy định (thời gian tính theo dấu bưu điện nếu nộp qua bưu điện bằng thư chuyển phát nhanh).
c) Đăng ký ưu tiên xét tuyển
Thí sinh đăng ký ưu tiên xét tuyển phải đăng ký dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT theo quy định và phải nộp hồ sơ đăng ký ưu tiên xét tuyển tại sở GD & ĐT trước ngày 20/7/2020. Hồ sơ đăng ký ưu tiên xét tuyển gồm:
- Phiếu đăng ký ưu tiên xét tuyển;
- Ít nhất một trong các bản photocopy sau: Giấy chứng nhận đoạt giải Kỳ thi chọn HSG quốc gia; Giấy chứng nhận đoạt giải Cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia, quốc tế.
d) Hồ sơ đăng ký xét tuyển HSG bậc THPT
Thí sinh làm 01 bộ hồ sơ đăng ký xét tuyển HSG bậc THPT nộp về Ban TSQS cấp huyện (cùng với hồ sơ sơ tuyển) trước ngày 20/7/2020; Ban TSQS cấp huyện thẩm định, gửi hồ sơ, và danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn về Học viện trước ngày 01/8/2020. Hồ sơ gồm:
+ Phiếu đăng ký xét tuyển thẳng;
+ Ít nhất một trong các bản photocopy sau: Giấy chứng nhận đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi HSG cấp tỉnh, thành phố (trực thuộc trung ương) một trong các môn theo tổ hợp xét tuyển của Học viện; chứng nhận kết quả điểm ngoại ngữ IELTS hoặc TOEFL iBT và giấy chứng nhận các đối tượng ưu tiên khác;
+ Bản sao hợp lệ học bạ 3 năm học THPT;
+ Hai phong bì đã dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh; hai ảnh chân dung cỡ 4 x 6;
Tất cả các đối tượng xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, xét tuyển HSG bậc THPT khi trúng tuyển và về trường nhập học, phải nộp các giấy tờ quy định tại Khoản 3, Điều 14 của Quy chế tuyển sinh.
2.8.3.6. Tổ chức xét tuyển
a) Trường hợp số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, xét tuyển HSG bậc THPT cao hơn chỉ tiêu, Học viện thực hiện xét tuyển theo thứ tự:
- Thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng;
- Thí sinh đăng ký ưu tiên xét tuyển;
- Thí sinh đăng ký xét tuyển diện HSG bậc THPT.
b) Trường hợp số thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng vượt quá chỉ tiêu quy định, Học viện tuyển theo thứ tự như sau:
- Thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng tại Điểm a, Khoản 2, Điều 7 Quy chế tuyển sinh trình độ đại học của Bộ GD & ĐT;
- Thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng tại Điểm c, Khoản 2, Điều 7 Quy chế tuyển sinh trình độ đại học của Bộ GD & ĐT;
- Thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng tại Điểm e, Khoản 2, Điều 7 Quy chế tuyển sinh trình độ đại học của Bộ GD & ĐT. Đối với thí sinh đoạt giải HSG, tuyển theo thứ tự thí sinh đạt giải cao trở xuống đến hết chỉ tiêu.
c) Thí sinh đề nghị ưu tiên xét tuyển, các trường căn cứ vào kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT của thí sinh để xét tuyển:
- Thí sinh có tổng điểm xét tuyển (theo tổ hợp đăng ký xét tuyển và đối tượng dự tuyển) bằng hoặc cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển vào Học viện, được trúng tuyển như thí sinh đăng ký xét tuyển theo kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT;
- Thí sinh có kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT đáp ứng tiêu chí quy định về ngưỡng điểm bảo đảm chất lượng của Học viện quy định trở lên đến cận điểm tuyển, thì xét tuyển từ thí sinh có tổng điểm thi và điểm ưu tiên theo tổ hợp các môn xét tuyển vào trường từ cao trở xuống đến hết chỉ tiêu;
- Trường hợp xét tuyển đến một mức điểm nhất định vẫn còn chỉ tiêu, nhưng số thí sinh cùng bằng điểm cao hơn số lượng chỉ tiêu còn lại, thực hiện xét tuyển từ thí sinh đạt giải cao trở xuống đến hết chỉ tiêu.
d) Xét tuyển HSG bậc THPT
- Thực hiện như thí sinh diện ưu tiên xét tuyển;
- Trường hợp số thí sinh đăng ký xét tuyển vượt quá chỉ tiêu quy định, Học viện tuyển theo thứ tự: Tuyển thí sinh đạt giải HSG cấp tỉnh, thành phố (trực thuộc trung ương) trước, sau đó đến thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế:
+ Đối với thí sinh đoạt giải HSG cấp tỉnh, thành phố (trực thuộc trung ương), tuyển theo thứ tự thí sinh đạt giải cao trở xuống;
+ Đối với thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, tuyển theo thứ tự thí sinh đạt kết quả cao nhất trở xuống.
đ) Trường hợp có nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn được xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển, xét tuyển HSG bậc THPT như nhau, số lượng vượt quá chỉ tiêu quy định, Học viện xét theo các tiêu chí phụ như sau:
+ Tiêu chí 1: Thí sinh có tổng cộng điểm tổng kết 3 năm học THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) cao hơn sẽ trúng tuyển;
+ Tiêu chí 2: Sau khi xét tiêu chí 1, Học viện vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, cùng có tiêu chí 1: Thí sinh có tổng cộng điểm tổng kết môn học của môn đoạt giải đăng ký xét tuyển trong 3 năm học THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) cao hơn sẽ trúng tuyển;
+ Tiêu chí 3: Sau khi xét tiêu chí 1 và tiêu chí 2, Học viện vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, cùng có tiêu chí 1 và tiêu chí 2: Thí sinh có điểm tổng kết môn học của môn đoạt giải đăng ký xét tuyển trong năm học THPT lớp 12 cao hơn sẽ trúng tuyển.
Khi xét đến tiêu chí 3, vẫn còn nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh Học viện tổng hợp, báo cáo Ban TSQS Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.
e) Đối với xét tuyển thẳng thí sinh thuộc diện quy định tại Điểm i, Khoản 2, Điều 7 Quy chế tuyển sinh
* Về tiêu chuẩn:
- Về học lực, thí sinh đạt các tiêu chuẩn:
+ Kết quả học tập 3 năm (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) đạt học lực khá trở lên, trong đó điểm tổng kết trung bình môn học năm lớp 12 của 3 môn học theo tổ hợp thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng phải đạt khá trở lên; 
+ Thí sinh dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 (hoặc Kỳ thi THPT quốc gia từ năm 2015 đến năm 2019), điểm thi các bài thi/môn thi xét tốt nghiệp THPT đạt từ 6,5 điểm trở lên (theo thang điểm 10).
- Về hạnh kiểm (rèn luyện): Xếp loại hạnh kiểm (rèn luyện) các năm học THPT hoặc tương đương của thí sinh phải đạt khá trở lên.
* Về tổ chức xét tuyển:
- Điểm xét tuyển là tổng cộng điểm trung bình chung của 3 môn theo tổ hợp thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng trong 3 năm học THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) cộng với điểm ưu tiên (nếu có). Xét tuyển theo phương thức lấy từ thí sinh có tổng số điểm cao nhất trở xuống đến đủ chỉ tiêu quy định;
- Trường hợp xét tuyển đến một mức điểm nhất định vẫn còn chỉ tiêu, nhưng số thí sinh cùng bằng điểm cao hơn số lượng chỉ tiêu còn lại, Học viện xét theo các tiêu chí phụ như sau:
+ Tiêu chí 1: Thí sinh có tổng cộng điểm tổng kết 3 năm học THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) cao hơn sẽ trúng tuyển;
+ Tiêu chí 2: Sau khi xét tiêu chí 1, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, cùng có tiêu chí 1: Thí sinh có điểm tổng kết của năm lớp 12 cao hơn sẽ trúng tuyển;
+ Tiêu chí 3: Sau khi xét tiêu chí 1 và tiêu chí 2, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, cùng có tiêu chí 1 và tiêu chí 2: Thí sinh có điểm tổng kết của năm lớp 11 cao hơn sẽ trúng tuyển.
Khi xét đến tiêu chí 3, vẫn còn nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh Học viện tổng hợp, báo cáo Ban TSQS Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.
2.9. Lệ phí xét tuyển
Thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT, Bộ Quốc phòng năm 2020.
2.10. Học phí dự kiến với sinh viên chính quy; lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm (nếu có)
Thí sinh không phải đóng học phí trong quá trình học tập.
2.11. Chuyên ngành đào tạo, tiêu chuẩn sức khỏe
a) Ngành Kỹ thuật Hàng không, gồm có 04 chuyên ngành:
- Máy bay động cơ;
- Thiết bị hàng không;
- Vũ khí hàng không;
- Vô tuyến điện hàng không.
b) Ngành Chỉ huy Phòng không, Không quân và Tác chiến điện tử, gồm 06 chuyên ngành:
- Chỉ huy kỹ thuật Phòng không, chuyên ngành Tên lửa phòng không;
- Chỉ huy kỹ thuật Phòng không, chuyên ngành Rađa phòng không;
- Chỉ huy kỹ thuật Phòng không, chuyên ngành Pháo phòng không;
- Chỉ huy tham mưu Không quân, chuyên ngành Tác huấn không quân;
- Chỉ huy tham mưu Không quân, chuyên ngành Dẫn đường không quân;
- Chỉ huy kỹ thuật Tác chiến điện tử.
c) Tiêu chuẩn sức khỏe
- Tuyển chọn thí sinh nam đạt Điểm 1 và Điểm 2 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự ở các chỉ tiêu: Thể lực (trừ chiều cao, cân nặng có quy định riêng); mắt (trừ tật khúc xạ cận thị có quy định riêng); tai-mũi-họng; răng-hàm-mặt; nội khoa; tâm thần kinh; ngoại khoa; da liễu.
- Một số tiêu chuẩn quy định riêng, như sau:
+ Ngành Chỉ huy Phòng không, Không quân và Tác chiến điện tử:
* Về Thể lực: Tuyển thí sinh nam cao từ 1,65 m trở lên, cân nặng từ 50 kg trở lên;
* Về Mắt: Không tuyển thí sinh mắc tật khúc xạ cận thị.
+ Ngành Kỹ thuật Hàng không:
* Về Thể lực: Tuyển thí sinh nam cao từ 1,63 m trở lên, cân nặng từ 50 kg trở lên;
* Về Mắt: Được tuyển thí sinh mắc tật khúc xạ cận thị không quá 3 đi-ốp, kiểm tra thị lực sau chỉnh kính đạt Điểm 1 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế-Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
+ Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên thuộc khu vực 1, hải đảo và thí sinh là người dân tộc thiểu số, dự tuyển vào Học viện: Được tuyển thí sinh có thể lực đạt Điểm 1 và Điểm 2 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế-Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, nhưng phải đạt chiều cao từ 1,62 m trở lên;
+ Thí sinh nam là người dân tộc thiểu số thuộc 16 dân tộc rất ít người theo quy định tại Khoản 1, Điều 2 Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người (gồm các dân tộc: Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ) dự tuyển vào Học viện: Được lấy chiều cao từ 1,60 m trở lên, các tiêu chuẩn khác thực hiện như đối với thí sinh là người dân tộc thiểu số nói chung.
3. Dự kiến tuyển sinh các đợt bổ sung trong năm
- Khi tuyển nguyện vọng 1 vào Học viện còn thiếu chỉ tiêu hoặc khi thí sinh đến nhập học không đủ và đến nhập học nhưng không đủ tiêu chuẩn nhập học, phải loại ra, số lượng vào học thực tế còn thiếu so với chỉ tiêu Bộ Quốc phòng giao, thì Học viện xét tuyển nguyện vọng bổ sung cho đủ chỉ tiêu; quy trình xét tuyển thực hiện theo quy chế của Bộ GD&ĐT và phải bảo đảm tỷ lệ vùng, miền;
- Việc xét tuyển các nguyện vọng bổ sung vào Học viện: Chỉ xét tuyển những thí sinh đăng ký sơ tuyển vào đại học hệ quân sự các trường trong Quân đội, không trúng tuyển nguyện vọng 1, đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung vào Học viện, đã tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, có đủ điều kiện về sức khỏe, vùng tuyển, tổ hợp môn xét tuyển của Học viện và chỉ được xét tuyển khi Học viện còn chỉ tiêu tuyển sinh;
- Xét tuyển bổ sung có thể được thực hiện một lần hay nhiều lần theo quy định của Bộ Quốc phòng. Thí sinh có thể thực hiện đăng ký xét tuyển bổ sung trực tuyến hoặc theo phương thức khác theo quy định của Bộ GD&ĐT, Bộ Quốc phòng.
4. Thông tin về các điều kiện đảm bảo chất lượng
4.1. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu
4.1.1. Thống kê diện tích đất, diện tích sàn xây dựng, ký túc xá
- Tổng diện tích đất của trường: 1.101.715,4 m2
- Diện tích sàn xây dựng: 20.582 m2
- Số chỗ ở ký túc xá sinh viên: 21.056 m2
4.1.2. Thống kê các phòng thực hành, phòng thí nghiệm và các trang thiết bị
TT Tên Dạnh mục trang thiết bị chính
1 Phòng thực hành Thiết bị đào tạo cơ bản và chuyên ngành
2 Phòng thí nghiệm Thiết bị đào tạo cơ bản và chuyên ngành
4.1.3. Thống kê phòng học
TT Loại phòng Số lượng
1 Hội trường, phòng học lớn trên 200 chỗ 02
2 Phòng học từ 100 - 200 chỗ 05
3 Phòng học từ 50 - 100 chỗ 75
4 Số phòng học dưới 50 chỗ 64
5 Số phòng học đa phương tiện 22
4.1.4. Thống kê về học liệu (giáo trình, học liệu, tài liệu, sách tham khảo…sách, tạp chí, kể cả e-book, cơ sở dữ liệu điện tử) trong thư viện
TT Khối ngành đào tạo/Nhóm ngành Số lượng
1 Khối ngành V 1400
2 Khối ngành VII 8850
4.2. Danh sách giảng viên cơ hữu
Khối ngành/Nhóm ngành GS.TS/
GS.TSKH
PGS.TS/
PGS.TSKH
TS ThS ĐH
Khối ngành V   01 24 84 30  
Khối ngành VII     17 219 74  
GV các môn chung     07 78 22  
Tổng số giảng viên toàn trường   01 48 381 126  
4.3. Danh sách giảng viên thỉnh giảng
Khối ngành/Nhóm ngành GS.TS/
GS.TSKH
PGS.TS/
PGS.TSKH
TS ThS ĐH
Tổng số giảng viên toàn trường 0 0 0 0 0 0
          5. Tình hình việc làm (thống kê cho 2 khóa tốt nghiệp gần nhất)
Nhóm ngành Chỉ tiêu
Tuyển sinh
Số SV/HS trúng tuyển nhập học Số SV/HS
tốt nghiệp
Trong đó số SV/HS tốt nghiệp đã có việc làm sau 12 tháng
ĐH CĐSP ĐH CĐSP ĐH CĐSP ĐH CĐSP
Khối ngành V 190   187   169   169  
Khối ngành VII 654   650   600   600  
Tổng 844   837   769   769  
          6. Tài chính
          Học viện thực hiện nhiệm vụ theo ngân sách nhà nước cấp./.

Tác giả bài viết: Xuân Trường

Nguồn tin: Phòng Đào tạo

 

Nguồn tham chiếu: http://hocvienpkkq.com/tin/index.php/vi/news/Tuyen-sinh/De-an-tuyen-sinh-quan-su-nam-2020-1986/