Công việc tình nguyện viên Hướng nghiệp Việt tháng 06/2015

Công việc tình nguyện viên Hướng nghiệp Việt tháng 06/2015

Thông tin về các công việc và hoạt động của Hướng nghiệp Việt với các tình nguyện viên tham gia cùng Hướng nghiệp Việt.

.

thành viên tình nguyện viên Hướng nghiệp Việt

Chào mừng các bạn tình nguyện viên tham gia Hướng nghiệp Việt

Tháng 6 này và kéo dài đến tháng 10/2015 các hoạt động hướng nghiệp tuyển sinh bước vào giai đoạn cực kỳ sôi động, vì vậy hoạt động của chúng ta cũng phải thích ứng tương đương để đáp ứng đến các em học sinh.

Điểm đặc biệt của năm nay là thi tốt nghiệp THPT trước, rồi mới đăng ký tuyển sinh sau khi có kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT. Chính vì vậy, các hoạt động hướng nghiệp năm nay sẽ bận rộn hơn nhiều.

Thành viên tham gia triển khai hoạt động

Danh sách các thành viên tham gia các công việc cùng Hướng nghiệp Việt. Bảng chi tiết công việc phân công sẽ được nhóm điều hành liên lạc và gửi thông tin trực tiếp.

  • Cô Nguyễn Trúc Chi (giám đốc chuỗi cửa hàng kèm Tasty)
  • Giảng viên Đỗ Xuân Tâm (trường ĐH Bà Rịa Vũng Tàu)
  • Cử nhân Nguyễn Thị Yến (chuyên ngành giáo dục)
  • Kỹ sư Nguyễn Thanh Triều (chuyên ngành điện điện tử)
  • Cử nhân Lê Thị Mai Sa (chuyên ngành kế toán tài chính)
  • Nguyễn Thành Luân (làm về dược)
  • Cử nhân Nguyễn Thị Trang (chuyên ngành kế toán kiểm toán)
  • Kỹ sư Nguyễn Tiến Dũng
  • Chuyên viên tin học Nguyễn Văn Dự
  • Kỹ sư Tô Duy Nam (chuyên ngành Cơ điện tử) (công việc đảm nhận: thống kê danh sách các trường dạy bổ túc văn hóa tại tỉnh Bình Phước)
  • Cử nhân Thắng (chuyên ngành marketing) (công việc đảm nhận: thống kê danh sách các trường dạy bổ túc văn hóa tại tỉnh Bến Tre)

Nhắc lại về định hướng thực hiện

Chức năng quan trọng của hướng nghiệp là tiếp cận và hỗ trợ được cho các em không có điều kiện thuận lợi, không có năng lực nổi trội, các em vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn... có thể tìm được nghề, theo đuổi nghề và tìm được công việc phù hợp.

Hoạt động của Hướng nghiệp Việt hướng tới ưu tiên thực hiện các công việc hỗ trợ các đối tượng này trước. Thông qua các hoạt động định hướng học nghề và hỗ trợ theo học nghề để hỗ trợ các em. Và các hoạt động tình nguyện viên cũng sẽ thực hiện các công việc liên quan đến hỗ trợ các em theo học nghề, tư vấn định hướng...

Một số vấn đề liên quan

Nhận diện đối tượng:
1. Học sinh mới tốt nghiệp THCS (lớp 9)
2. Đã nghỉ học trước lớp 9
3. Đã tốt nghiệp lớp 9 (nhưng không còn đi học)
4. Nhóm các đối tượng đặc biệt: khuyết tật, nghiện, bộ đội xuất ngũ, thanh niên không nghề nghiệp
5. Học sinh tốt nghiệp THPT (lớp 12) nhưng muốn học nghề

Loạt câu hỏi ban đầu: 1. Nên học nghề gì? 2.Học nghề đó ở đâu thì đảm bảo chất lượng? 3.Ra trường chắc có việc hay không? 4. Có bao nhiêu hướng đi trong nghề, và các bước đi ra sao?

Các vấn đề sâu hơn

1. Cùng nhau làm rõ các hướng đi nghề nghiệp dành các đối tượng của chúng ta.
- Với khả năng (cá nhân) + điều kiện (môi trường) hiện tại thì nên đi theo nghề nào?
-> Có nên bắt đầu từ các lớp sơ cấp? -> Nếu vậy, sau lớp sơ cấp đi làm, hay đi học gì nữa?
-> Có nên chọn học lớp trung cấp hay cao đẳng? --> có bao nhiêu hướng chuyên môn để đi? (đối tượng khuyết tật cũng cần phải được quan tâm trong mục này) (một vài trường hợp như: đã nghỉ học trước lớp 9, đang đi làm nhưng muốn học nghề thì nên phải làm sao? Thanh niên địa phương làm nông nghiệp thì nên học gì đây? Đang là công nhân, có thể đi học được không? )
- Nghề gì đang có nhu cầu tuyển dụng nhiều? Nghề nào có cơ cấu mở rông trong tương lai? Cơ cấu các ngành nghề hiện tại và tương lai ra sao?

2. Nên đi học ở đâu?
-- Cần có thông tin: tại tỉnh này thì có bao nhiêu trung tâm đào tạo sơ cấp, bao nhiêu trường trung cấp, CĐ, ĐH...
-- Trường nào đào tạo nghề có chất lượng (Vấn đề nữa là tiêu chí nào để đánh giá trường có chất lượng?)

3. Các hiệp hội nghề nghiệp có tham gia gì vào việc hỗ trợ hướng nghiệp cho các đối tượng này? Liệu chúng ta có thể tập hợp và tổ chức các hoạt động dạng hiệp hội này không?

CÁC CÔNG VIỆC TÌNH NGUYỆN VIÊN

Các công việc cụ thể, các công việc này sẽ được phân công chi tiết đến các thành viên

Công việc 1: học nghề từ THCS

1. Chúng ta là kênh duy nhất hỗ trợ thông tin về mảng Học nghề sau khi tốt nghiệp lớp 9. Mọi thông tin trên internet hầu hết đều đổ dồn về trang thông tin của Hướng nghiệp Việt

Xét tuyển nghề THCS

Vấn đề là nhiều em chưa tốt nghiệp THCS, THPT vì vậy cần chỉ dẫn các em vào học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên - học bổ túc văn hóa. Đã có bài hướng dẫn tại đây: Hướng dẫn học bổ túc văn hóa cấp 2, cấp 3

CÔNG VIỆC:Lập danh sách các trường có đào tạo bổ túc văn hóa tại tỉnh thành nơi bạn sinh sống.

Công việc 2: tại tỉnh bạn đang sống có bao nhiêu trường/trung tâm Đào tạo ngành nghề

1. Khảo sát và liệt kê danh sách các trường đào tạo (đại học, cao đẳng, trung cấp, trung tâm) tại tỉnh thành nơi bạn sinh sống.

2. Cập nhật thông tin lên hệ thống http://www.huongnghiepviet.com/tuyen-sinh/ để tra cứu, sử dụng và phân loại thông tin phục vụ cho hoạt động hướng nghiệp, hỗ trợ thông tin học nghề.

3. Liên hệ các đơn vị đào tạo, trao đổi và lấy thông tin về hoạt động tuyển sinh, đào tạo, hỗ trợ học viên của đơn vị đó.

Công việc 3: học nghề có đầu ra

Trước mắt, để đảm bảo hỗ trợ tốt nhất cho những người đăng ký học nghề. Chúng ta (Hướng nghiệp Việt) sẽ liên kết phối hợp với các đơn vị đào tạo nghề có hỗ trợ đầu ra, đảm bảo có việc làm ngay sau khi ra trường và tư vấn cho học sinh chọn lựa nghề và ghi danh vào các trường này.

Công việc: - Liên hệ các đơn vị đào tạo và triển khai phối hợp tuyển sinh.

Công việc 4

Hiện đang có một lượng lớn các đăng ký hỗ trợ tư vấn học nghề sau lớp 9, lớp 12 nhưng chưa kịp xử lý. Hướng nghiệp Việt cần có thêm thành viên để hỗ trợ liên lạc, gọi điện xác nhận thông tin và tiến hành tư vấn hỗ trợ các em này.

Công việc 5: thông tin định hướng nghề

Thành viên đang làm trong lĩnh vực chuyên môn nào sẽ phụ trách xây dựng định hướng nghề cho nghề trong lĩnh vực đó. Phần này khá khó, nên sẽ không đòi hỏi quá phức tạp.