Những nghiên cứu khoa học áp dụng thành công vào sản xuất thực tế của Khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm - ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

Những thành tựu nghiên cứu khoa học của khoa CNHH&TP - Trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật TP.HCM trong 15 năm xây dựng và phát triển (2007 – 2022) đã đóng góp vào sự nghiệp giáo dục và phát triển khoa học công nghệ đất nước.

15 năm xây dựng và phát triển Khoa CNHH&TP

Khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm (CNHH&TP) trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM được thành lập 21-01-2007 đến nay đã trải qua 15 năm xây dựng và phát triển đã trở trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hàng đầu của Việt Nam.

Hiện nay khoa có 40 cán bộ viên chức cơ hữu gồm 4 phó giáo sư - tiến sĩ, 26 tiến sĩ, 04 nghiên cứu sinh, 04 thạc sĩ, 01 kỹ sư và 01 cử nhân được đào ở các trường đại học nổi tiếng trong trong và ngoài nước (Châu Á, Âu, Mỹ và Úc), có trình độ chuyên môn sâu, rất đam mê và khát vọng nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, họ đã trở thành những chuyên gia nghiên cứu hàng đầu khi tuổi đời còn rất trẻ.


Nhóm nghiên cứu của cô TS. Phan Thị Anh Đào đã nhận giải thưởng KHCN đề tài "Giải pháp sử dụng chất bảo quản chống oxy hoá từ thiên nhiên, lấy từ hạt của trái bơ, để bảo quản tôm, an toàn và bảo quản được lâu hơn các hoá chất công nghiệp"

Trong suốt 15 năm xây dựng và phát triển Khoa CNHH&TP đã thực hiện 22 dự án khoa học công nghệ (KHCN) liên kết quốc tế, liên kết với doanh nghiệp, đề tài cấp bộ, cấp tỉnh thành phố và dự án sản xuất thử nghiệm (Xem bảng 1), thực hiện trên 60 đề tài cấp cơ sở, hướng dẫn sinh viên thực hiện 150 nhiệm vụ khoa học công nghệ, đó là những kết quả vượt ra ngoài sự mong đợi của khoa.

Những nghiên cứu khoa học mang tính thực tế, áp dụng thành công vào công nghiệp sản xuất 

 Những nhiệm vụ KHCN tiêu biểu có đóng góp lớn cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, phát triển KHCN và quan hệ và hợp tác quốc tế, góp phần phát triển kinh tế xã hội, gồm:

  • Chương trình KHCN “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sấy thăng hoa tại Việt Nam”;
  • Chương trình KHCN “Nghiên cứu ứng dụng và Phát triển công nghệ tiên tiến trong chế biến và bảo quản, chế biến nông thủy hải sản vùng ĐBSCL”;
  • Chương trình KHCN Quốc Tế giữa Việt Nam & Bỉ: “Decentralized water treatment by waste – to – product approach using low-cost, high performance adsorbents and ion exchange”;
  • Dự án sản xuất thử nghiệm “Nghiên cứu điều chế sản phẩm polyphenol từ hạt bơ (Persea americana Mill.) nhằm nâng cao hiệu quả nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)”;
  • Đề tài cập bộ “Nghiên cứu điều chế chất hấp phụ kim loại từ chitin/chitosan bằng công nghệ bức xạ”;
  • Các dự án KHCN hợp tác với doanh nghiệp “Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất nước ép thanh long”, “Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất sữa chua sấy đông khô”, …v.v.

Nhóm nghiên cứu của cô TS. Hoàng Thị Tuyết Nhung thực hiện dự án "Giấy xanh cho cuộc sống xanh" đã đạt giải nhất cuộc thi Khởi nghiệp & Sáng tạo Quốc Gia do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo tổ chức. 

Nhóm nghiên cứu của TS. Vũ Trần Khánh Linh nhận giải thưởng URI Awards Ceremony khi thực hiện dự eProject - UTE hợp tác Hoa Kỳ (USAID), Dự án BUILD-IT, Trường Đại học Bang Arizona, và Công ty Dow Việt Nam

Bảng 1. Các chương trình/dự án/đề tài khoa học công nghệ khoa CNHH&TP thự hiện từ năm 2007 đến nay

TT

CHỦ NHIỆM/THAM GIA

TÊN ĐỀ TÀI

MÃ SỐ

1

PGS.TS. Nguyễn Tấn Dũng

Nghiên cứu tính toán thiết kế, chế tạo hệ thống sấy thăng hoa năng suất nhỏ phục vụ cho chế biến thực phẩm cao cấp.

B2006-22-08

2

PGS.TS. Nguyễn Tấn Dũng

Nghiên cứu ứng dụng sấy thăng hoa trong bảo quản sữa ong chúa phục vụ cho xuất khẩu

B2013-22-01

3

PGS.TS. Nguyễn Tấn Dũng

Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ và thiết kế, chế tạo hệ thống sấy thăng hoa kết hợp bơm nhiệt năng suất 35kg nước ngưng/24 giờ

Dự án sản xuất thử nghiệm, Sở KH&CN TpHCM 2016-2018

4

PGS.TS. Nguyễn Tấn Dũng

(Ban chủ nhiệm chương trình)

Chương trình KHCN “Nghiên cứu ứng dụng và Phát triển công nghệ tiên tiến trong chế biến và bảo quản, chế biến nông thủy hải sản vùng ĐBSCL”

Chương trình KHCN cấp bộ, Quyết định số: 3583/QĐ-BGDĐT, ngày 08/10/2019

5

PGS.TS. Nguyễn Tấn Dũng

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sấy thăng hoa trong bảo quản nhóm giáp xác có giá trị kinh tế cao

B2009-17-06

6

PGS.TS. Nguyễn Tấn Dũng

(Ban chủ nhiệm chương trình)

Chương trình KHCN “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sấy thăng hoa tại Việt Nam”

Chương trình triển khai ứng dụng KHCN tại Việt Nam, số 124/ĐHSPKT-KHCN

7

ThS. Đặng Thị Ngọc Dung

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất có hoạt tính sinh học trong quá trình sản xuất Nectar và Marmalade Gấc (Momordica Cochinchinensis Spreng)

B2010-22-58

8

TS. Nguyễn Tiến Lực

Nghiên cứu công nghệ mới sản xuất một số mặt hàng Chế biến Thủy sản xuất khẩu

Đề tài trọng điểm cấp nhà nước

MS:KN-04-16

9

TS. Nguyễn Tiến Lực

Nghiên cứu cải tiến công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi tôm sú

Đế tài trọng điểm cấp Bộ

10

TS. Nguyễn Tiến Lực

Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp chất lượng cao cho một số đối tượng nuôi thuỷ sản xuất khẩu (tôm, cá)

Đề tài trọng điểm cấp nhà nước, Bộ Khoa học và công nghệ

MS: KC06.12NN

11

PGS.TS. Nguyễn Văn Sức

Nghiên cứu điều chế chất hấp phụ kim loại từ chitin/chitosan bằng công nghệ bức xạ

Cấp Bộ

12

PGS.TS. Nguyễn Văn Sức

Nghiên cứu điều chế chất hấp phụ các hợp chất ô nhiễm vô cơ và hữu cơ từ các loại khoáng sét tự nhiên và nhân tạo để xử lý nước bị ô nhiễm trong các vùng ngập lụt

B2007-22-16

Cấp Bộ

13

PGS.TS. Nguyễn Văn Sức

Nghiên cứu hấp phụ ion kim loại nặng bằng các vật liệu tự nhiên trong xử lý nước thải

B2010-22-57

Cấp Bộ

14

TS. Nguyễn Thị Tịnh Ấu

(Tham gia)

Nghiên cứu Hệ hỗ trợ ra quyết định không gian (SDSS) trên nền web trong quản lý tổng hợp Tài nguyên thiên nhiên, phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kon Tum.

Sở KHCN tỉnh Kon Tum

15

TS. Võ Thị Ngà

Xác định thành phần hóa học và thử nghiệm một số hoạt chất sinh học có khả năng ức chế tế bào ung thư và ức chế α-glucosidase của cây dương đầu, Olax imbricata Roxb, họ Olacaceae.

B2017.SPK.04

Cấp Bộ

16

TS. Phan Thị Anh Đào

Nghiên cứu điều chế sản phẩm polyphenol từ hạt bơ (Persea americana Mill.) nhằm nâng cao hiệu quả nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)

Cấp sở KHCN Tp. HCM số 67/2019/HĐ-QPTKHCN

ngày 20/9/2019

17

TS. Hoàng Minh Hảo

Tổng hợp toàn phần và thử nghiệm khả năng ức chế tế bào ung thư các dẫn chất pyrazole và isoxazole curcuminoid

B2020-SPK-05

Cấp Bộ

18

TS. Trần Thị Kim Anh (Thành viên tham gia)

Chương trình KHCN Quốc Tế giữa Việt Nam & Bỉ: “Decentralized water treatment by waste
– to – product approach using low-cost, high performance adsorbents and ion exchange”.

VN2017TEA453A1
01 (Team Project – Vlir-uos)

19

TS. Võ Thị Thu Như

Nghiên cứu tổng hợp nano kẽm oxit và nano bạc oxit ứng dụng làm xúc tác quang hóa phân hủy chất màu hữu cơ và kháng khuẩn E.coli.

B2021-SPK-01-HH

20

ThS. Nguyễn Đặng Mỹ Duyên

Nghiên cứu công nghệ sấy chân không nhiệt độ thấp để sản xuất các sản phẩm có giá trị kinh tế cao từ vỏ các quả có múi (Cam, Chanh không hạt và bưởi)

Cấp bộ

21

PGS.TS. Trịnh Khánh Sơn

Đa dạng hóa các sản phẩm từ trái chanh (Citrus aurantifolia)

Cấp bộ

22

PGS.TS. Nguyễn Vinh Tiến

Đa dạng hóa sản phẩm từ mủ trôm bằng biến tính hóa ly

Cấp bộ

 

Kết quả nghiên cứu trong 15 năm qua tập thể nhà khoa học khoa CNHH&TP đã tạo ra trên 60 sản phẩm công nghệ (gồm hệ thống máy móc thiết bị, quy trình công nghệ nhằm phục vụ cho công nghệ chế biến và bảo quản thực phẩm, công nghệ bảo quản sau thu hoạch) giúp ích cho cộng đồng, cho xã hội, ứng dụng vào thực tiễn sản xuất tại các doanh nghiệp, tại các nhà máy trên toàn quốc, góp phần phát triển kinh tế xã hội, phát triển kinh tế quốc gia.

Đặc biệt sản phẩm Hệ thống sấy thăng hoa DS-xx khoa CNHH&TP trường ĐHSPKT TPHCM nghiên cứu rất thành công và đã tiên phong triển khai công nghệ này trên toàn quốc và các nước Đông Nam Á mang hiệu quả kinh tế cao cho cộng đồng, cho doanh nghiệp và cho đất nước.

Hệ thống sấy thăng hoa DS-9 do nhóm nghiên cứu của thầy PGS.TS. Nguyễn Tấn Dũng khoa CNHH&TP trường ĐHSPKT TPHCM chế tạo và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp

 

Hệ thống chiên chân không DVF-03 do nhóm nghiên cứu của thầy PGS.TS. Nguyễn Tấn Dũng khoa CNHH&TP trường ĐHSPKT TPHCM chế tạo và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp

 

Bên cạnh đó, các hệ thống sấy lạnh, hệ thống sấy hồng ngoại, hệ thống sấy đối lưu có tiệt trùng bằng tia cực tím và có hỗ trợ sóng siêu âm, hệ thống sấy chân không, hệ thống sấy đa năng, hệ thống cô đặc chân không, …v.v; các quy trình công nghệ như: Giấy xanh cho cuộc sống xanh; sản xuất chất bảo quản thân thiện từ hạt bơ; công nghệ biến tính tinh bột; công nghệ sản xuất nước ép thanh long; công sản xuất nước sữa gạo, gạo lứt; …v.v đã được các nhà khoa học khoa CNHH&TP trường ĐHSPKT TPHCM nghiên cứu và chuyển giao cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, trong 15 năm qua khoa CNHH&TP đã có trên 500 công trình nghiên cứu công bố trên các tạp chí uy tín trong nước và quốc tế, trong đó hơn 200 bài WoS/Scopus và hơn 300 bài tạp chí trong nước và quốc tế thường, góp phần phát triển KHCN cho Quốc Gia và cho nhân loại, nâng cao chất lượng đào tạo và hợp tác quốc tế của khoa của nhà trường, góp phần làm tăng thứ hạng của trường trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Hàng năm số bài báo xuất bản trên các tạp chí WoS/Scopus của khoa CNHH&TP chiến tỉ trọng cao của trường ĐHSPKT TPHCM.

 

Nhóm nghiên cứu của thầy PGS.TS. Nguyễn Tấn Dũng đã thực hiện Chương trình khoa học công nghệ “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sấy thăng hoa tại Việt Nam” sau 20 năm nghiên cứu và nhận giải thưởng Bảo Sơn 2019 do Bộ Giáo Dục & Đào Tạo – Tập Đoàn Bảo Sơn trao tặng.

Trải qua 15 năm xây dựng và phát triển khoa CNHH&TP đã đạt những thành tựu trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáng khích lệ. Kết quả đó đã đưa đến cho khoa đạt nhiều giải thưởng lớn, nổi bật là giải thưởng Bảo Sơn 2019 (mệnh danh là giải Nobel về KHKT Việt Nam), giải thưởng Euréka dành cho sinh viên nghiên cứu khoa học, giải nhất sinh viên sáng tạo toàn quốc 2020, URI Awards Ceremony 2021, … v.v, tạo ra nhiều sản phẩm công nghệ phục vụ cho cộng đồng. Với những thành tích đã đạt được, Khoa CNHH&TP đã được Bộ GDĐT công nhận danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc nhiều năm liền.

Trong thời gian tới khoa CNHH&TP sẽ tiếp tục phát huy những thành quả đạt được phát triển mạnh hơn nữa để mãi mãi là một đơn vị giáo dục và đào tạo, một trung tâm nghiên cứu khoa học có uy tín có thương hiệu hàng đầu, được cộng đồng xã hội tin tưởng và tín nhiệm.

   PGS.TS. Nguyễn Tấn Dũng – Trưởng khoa CNHH&TP – Trường ĐHSPKT TPHCM