Những nguyên tắc chọn nghề

Những nguyên tắc chọn nghề

Khi chọn lựa một nghề nghiệp, các nguyên tắc chọn nghề cần được tuân thủ:

3 nguyên tắc theo chỉ dẫn của sách giáo khoa

Theo Sách giáo viên "Giáo Dục Hướng Nghiệp 9", Phạm Tất Dong chủ biên, Nhà xuất bản Giáo Dục năm 2005, trang 6 và 7, trình bày  về những Nguyên tắc chọn nghề và Ba câu hỏi đặt ra khi chọn nghề.

a. Nguyên tắc thứ nhất: Không chọn những nghề mà bản thân không đủ điều kiện tâm lý thể chất hay xã hội để đáp ứng yêu cầu của nghề. Chạy theo những nghề mà không đáp ứng được những đòi hỏi của nghề đề ra thì nhiều khi (không phải mọi trường hợp) sẽ thất vọng, sẽ rất tốn kém thời gian và sức lực cho việc theo đuổi.

 b. Nguyên tắc thứ hai: Không chọn các ngành nghề nằm ngoài kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng (nếu người chọn nghề muốn ở lại địa phương để sinh sống) và của đất nước nói chung. Đây là yếu tố khách quan phải tính đến, nếu không, khi học nghề xong sẽ rất khó xin được việc làm. Trong trường hợp chọn được một nghề nào đó mà nó đang cần được thay thế bằng nghề khác thì không nên theo đuổi làm gì. Cần nhớ rằng sắp tới, khá nhiều nghề cũ sẽ mất đi, nhiều nghề mới sẽ xuất hiện. Đó là quy luật không thể tránh được.

c. Nguyên tắc thứ ba: không chọn những nghề mà bản thân không thích.

Áp dụng cho việc chọn lựa ngành nghề cho bản thân

Hướng nghiệp Việt đã đưa các ý trên vào bài hướng dẫn cụ thể các bước học sinh cần áp dụng để chọn lựa ngành nghề cho bản thân tại bài viết Những câu hỏi đặt ra khi chọn nghề (Các bước chọn ngành nghề)

Ngoài ra, nguyên tắc thứ 3 có một số vấn đề liên quan đến sở thích nghề nghiệp, vì thế nên đọc thêm bài phân tích Chọn nghề theo sở thích? để xác định rõ hơn sở thích nghề nghiệp của bản thân.


Nguyễn Dũng / Hướng nghiệp Việt.