Ngành Nhân học
Nhân học là ngành khoa học cơ bản, độc lập, xuất hiện vào nửa cuối thế kỷ XIX, là ngành phổ biến ở những nước nói tiếng Anh. Ngành học này có đối tượng nghiên cứu là con người, nghiên cứu mọi hình thái sinh học, kinh tế – xã hội – văn hóa của con người trong các cộng đồng cư dân, dân tộc với những nếp sống khác nhau và trong nhiều thời kỳ khác nhau.
Hiện nay hầu hết các trường đại học trên thế giới, kể cả các nước Đông Nam Á đều có chương trình đào tạo ngành Nhân học ở bậc đại học và sau đại học, đây là một ngành khoa học độc lập, ngang hàng với các ngành khoa học xã hội khác.
Mục tiêu đào tạo
- Đào tạo đội ngũ cử nhân vừa có kiến thức lý luận cơ bản về triết học, lịch sử tư tưởng và đường lối cách mạng Việt Nam. Kiến thức đại cương làm nền tảng lý luận cho việc tiếp thu các khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành nâng cao ở các giai đoạn sau.
- Trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên sâu về ngành Nhân học với các trọng tâm như dân tộc, tôn giáo, văn hóa-xã hội, kinh tế, du lịch, truyền thông, giới, phát triển cộng đồng…
- Sinh viên sau khi tốt nghiệp có kiến thức chuyên sâu về lý luận, phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu liên quan đến vấn đề dân tộc, tôn giáo, văn hóa, xã hội của các cộng đồng tộc người ở Việt Nam nói chung và ở khu vực Nam bộ nói riêng (theo chuyên ngành Nhân học Văn hóa – xã hội); hoặc liên quan đến vấn đề phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở cộng đồng tộc người hay một khu vực, một quốc gia (theo chuyên ngành Nhân học phát triển).
Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp:
Với kiến thức chuyên sâu, Cử nhân ngành Nhân học có thể đảm đương được các công việc liên quan đến công tác quản lý về các lĩnh vực dân tộc, tôn giáo, văn hóa - xã hội; hoặc có thể trở ngành những người nghiên cứu, giảng dạy về các vấn đề văn hóa, xã hội, tôn giáo, tộc người... (nếu tốt nghiệp ngành Nhân học văn hóa – xã hội); hoặc tham gia với tư cách là người tư vấn hoặc đánh giá các dự án phát triển cộng đồng, xã hội; hoặc có thể trở thành người nghiên cứu chính sách, giảng dạy chính sách, tư vấn chính sách cho cộng đồng... (nếu tốt nghiệp ngành Nhân học phát triển).
- Nghiên cứu, giảng dạy: Sinh viên có nhiều cơ hội làm việc tại các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp, trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu, các tổ chức NGOs và các cơ quan hoạch định và triển khai chính sách liên quan đến các vấn đề: dân tộc, tôn giáo và đời sống xã hội.
- Truyền thông và tổ chức sự kiện: Nhiều doanh nghiệp thương mại và các tổ chức xã hội cần những chuyên viên làm việc về truyền thông phù hợp với kiến thức, khả năng chuyên môn đối với cử nhân ngành nhân học.
- Quản lý nhân sự: Bộ phân nhân sự các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội là điểm đến làm việc của những cử nhân nhân học khi có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và phẩm chất được đào tạo trong ngành nhân học.
- Ngoài ra còn nhiều lĩnh vực khác phù hợp với chuẩn đầu ra của khung chương trình đào tạo này.
Chuẩn đầu ra:
Kiến thức
Nắm vững các khối kiến thức có hệ thống như sau:
- Đạt được chuẩn kiến thức cơ bản trình độ lý luận về cơ bản về triết học, lịch sử tư tưởng và đường lối cách mạng Việt Nam; kiến thức cơ sở thuộc khối ngành với các môn khoa học cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.
- Đạt được chuẩn kiến thức về lý luận và phương pháp nghiên cứu cơ sở ngành với hai nhóm khối kiến thức: Kinh tế - Văn hóa – xã hội của các dân tộc ở Việt Nam và khu vực ; Kiến thức về lịch sử, lý thuyết và phương pháp của ngành nhân học.
- Đạt chuẩn kiến thức chuyên sâu về ngành nhân học theo sự phân nhánh bộ môn: Nhân học văn hóa- xã hội và Nhân học phát triển. Sinh viên hoàn tất khối kiến thức này được trang bị đầy đủ khả năng lý luận và kiến thức chuyên môn cho các lĩnh vực nghề nghiệp liên quan đến nhân học, văn hóa, xã hội với các khả năng tư duy: tổng hợp và khái quát; phân tích, so sánh và phản biện.
Kỹ năng
- Nắm vững và thực hành thông thạo các kỹ năng sau: kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng nghề nghiệp (làm việc nhóm, hoạch định kế hoạch, hợp tác trong môi trường tập thể, lãnh đạo trong công việc, thuyết trình, truyền thông, tin học văn phòng, ngoại ngữ, giao tiếp xã hội).
- Thái độ (Phẩm chất nhân văn): Định hình và thể hiện những thái độ cơ bản: tôn trọng các nền văn hóa, tôn trọng sự khác biệt, hình thành trách nhiệm phục vụ cộng đồng, tuân giữ pháp luật và các nguyên tắc đạo đức xã hội (vị nhân sinh), đạo đức nghề nghiệp (trung thực và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ).
Nội dung tham khảo từ Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Video clip liên quan Ngành Nhân học
Các trường có đào tạo Ngành Nhân học
STT | Ngành | Chỉ tiêu dự kiến bao gồm cả hệ chất lượng cao |
5 | Nhân học | 60 |
TT | Tên ngành | Mã | Mã tổ hợp bài thi/môn thi của phương thức xét kết quả thi THPT 2023 (**) | THPT | ĐGNL | PT khác | Tổng |
---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Nhân học | QHX11 | A01,C00,D01,D04,D78 | 26 | 16 | 13 | 55 |