Ngành Truyền thông quốc tế

Ngành Truyền thông quốc tế

Số trường Đào tạo ngành Truyền thông quốc tế; 2 trường (theo CSDL của Hướng nghiệp Việt)

Vị trí làm việc sau tốt nghiệp

  • Truyền thông quốc tế tại các tất cả các tổ chức của Đảng, Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ;
  • Cán bộ chức năng trong các cơ quan lãnh đạo, quản lý thông tin báo chí;
  • Phóng viên, biên tập viên quốc tế tại các cơ quan báo chí;
  • Biên, phiên dịch về truyền thông quốc tế
  • Nghiên cứu về truyền thông, truyền thông quốc tế, thông tin đối ngoại tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo;

và các công việc khác có sử dụng kiến thức, kỹ năng liên quan đến truyền thông quốc tế.

Kiến thức

Người học được trang bị kiến thức chung, cơ bản về khoa học Mác Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, sau khi hoàn thành chương trình đào tạo cử nhân ngành Truyền thông quốc tế, người học có khả năng sau đây:

Kiến thức cơ sở ngành

  • Phân tích được các lý thuyết, mô hình truyền thông, các loại hình truyền thông đại chúng; đặc điểm, xu hướng báo chí truyền thông thế giới và Việt Nam.
  • Phân tích được vấn đề trong lý luận và thực tiễn báo chí - truyền thông, bao gồm truyền thông trong lãnh đạo quản lý, truyền thông xã hội, bản quyền truyền thông quốc tế.
  • Vận dụng được pháp luật và đạo đức báo chí truyền thông trong các hoạt động tác nghiệp.
  • Xác định được đặc điểm ngôn ngữ báo chí truyền thông, bao gồm ngôn ngữ viết, nói và hình ảnh.
  • Xác định được các đối tượng công chúng truyền thông quốc tế, đội ngũ thực hiện sản phầm của từng loại hình truyền thông quốc tế
  • Phân tích được lý thuyết về đối ngoại công chúng, ngoại giao kinh tế và văn hóa

Kiến thức ngành

  • Khái quát hóa và vận dụng sáng tạo các lý thuyết về thông tin đối ngoại, nghiệp vụ đối ngoại, lý luận báo chí quốc tế
  • Vận dụng được các nghiệp vụ: phát ngôn đối ngoại, giao tiếp và đám phán quốc tế, sản xuất các thể loại thông tấn báo chí đối ngoại phát ngôn đối ngoại, giao tiếp và đàm phán, các tác phẩm chính luận, các nghiệp vụ, kỹ năng: tổ chức hoạt động đối ngoại, ngoại giao và văn phòng đối ngoại, giao tiếp liên văn hóa
  • Phân tích được cơ sở lý luận và thực tiễn của đường lối, chính sách đối ngoại, quốc phòng, an ninh của Đảng và Nhà nước Việt Nam, lịch sử ngoại giao Việt Nam, lịch sử quan hệ quốc tế, các vấn đề toàn cầu, khu vực học
  • Vận dụng được luật pháp quốc tế trong các tình huống thực tiễn của hoạt động nghề nghiệp truyền thông quốc tế
  • Sử dụng thành thạo vốn kiến thức về tiếng Anh chuyên ngành trong hoạt động thực tiễn.

Kiến thức chuyên ngành

  • Xác định được đặc trưng và sử dụng các loại hình truyền thông quốc tế trong hoạt động truyền thông quốc tế.
  • Phân tích được các nội dung cơ bản trong công chúng truyền thông quốc tế, quản lý báo chí đối ngoại Việt Nam
  • Xác định được các yêu cầu trong lao động của nhà báo đối ngoại, nguyên tắc hoạt động của nhà báo đối ngoại.
  • Vận dụng được hệ thống thông tin đối ngoại và truyền thông quốc tế, xây dựng hình ảnh và thương hiệu quốc tế, nghiệp vụ ngoại giao và văn phòng đối ngoại trong thực tiễn nghề nghiệp
  • Vận dụng được các quy trình sáng tạo tác phẩm và tổ chức sản xuất sản phẩm, lập kế hoạch và tổ chức sản xuất các sản phẩm truyền thông quốc tế

Kỹ năng

  • Có kỹ năng phân tích có phản biện sự kiện quốc tế, thông tin và dữ liệu trong và ngoài nước: Khả năng sử dụng thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh đối chiếu thông tin, đưa ra nhận định và kết luận.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề sáng tạo: Khả năng xác định và phân tích những tình huống phức tạp, đưa ra nhiều phương án lựa chọn để xử lý những vấn đề truyền thông ở quy mô địa phương và vùng miền.
  • Kỹ năng giao tiếp sử dụng ngôn ngữ lời nói và văn bản một cách trôi chảy, chuẩn xác, hiệu quả, kỹ năng sử dụng tin học
  • Có kỹ năng sáng tạo các sản phẩm truyền thông: tin bài đối ngoại; tác phẩm chính luận và sử dụng các kỹ thuật, phương tiện truyền thông quốc tế, kỹ thuật nghiệp vụ báo chí đối ngoại
  • Có kỹ năng sáng tạo sản phẩm tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông quốc tế
  • Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong lĩnh vực chuyên môn ở mức có thể hiểu được ý chính của bài nói hoặc viết về các chủ đề quen thuộc trong lĩnh vực báo chí – truyền thông và có thể diễn đạt được nội dung, ý tưởng về chủ đề dưới hình thức nói và viết.

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm

  • Năng lực làm việc độc lập và làm việc nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với nhóm.
  • Có năng lực lãnh đạo, dẫn dắt trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của Quan hệ chính trị và Truyền thông quốc tế.
  • Có năng lực tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau của ngành đối ngoại và thông tin đối ngoại, báo chí – truyền thông
  • Năng lực tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
  • Năng lực lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực và đánh giá hiệu quả công việc.

-/-

THÊM CÁC THÔNG TIN KHÁC VỀ Ngành Truyền thông quốc tế

Video clip liên quan Ngành Truyền thông quốc tế

Chưa có thêm video nào cho ngành nghề này

Các trường có đào tạo Ngành Truyền thông quốc tế

Học viện báo chí - tuyên truyền - HBT (Hệ Đại học) ( tin 2023)

TT

Mã ngành

Tên ngành

18

7320107

Truyền thông quốc tế