Khi

Khi "buôn chuyện" trở thành nghề hái ra tiền

Người tiêu dùng ngày nay không còn muốn nghe những thông điệp marketing thô ráp, thiếu sức sống nữa. Muốn thuyết phục họ, doanh nghiệp phải có những câu chuyện hay và phù hợp hơn.

Có một thực tế mà nhiều doanh nghiệp vô tình không nhận ra hoặc nhận ra mà không thể làm gì, đó là họ không biết cách phải 'khoe' mình thế nào trước 'bàn dân thiên hạ'. Muốn được 'thấu hiểu', đôi khi doanh nghiệp phải mượn đến sự giúp đỡ của người ngoài cuộc.

 

 buôn chuyện hái ra tiền

Các nhà lãnh đạo của Brandery- Dave Knox, J.B Kropp và Mike Bott (từ trái sang)

 

Là một copywriter (người viết quảng cáo), Laura Scholes nhận thấy nhiều doanh nghiệp không hề có bản sắc thương hiệu của mình mặc dù sản phẩm của họ rất tốt. "Họ đến gặp tôi dể nhờ viết trang web cho họ. Nhưng họ quá mải mê nói về những gì họ đã làm được và làm tốt ra sao đến nỗi họ quên đi một phần rất quan trọng: kết nối với đối tượng. Hay nói cách khác, điều họ cần là xây dựng thương hiệu chứ không phải viết trang web" - Scholes nhật xét.

Chính những phát hiện này đã thôi thúc Scholes mở thêm một nhánh dịch vụ mới tại công ty Story House Creative (trụ sở San Francisco) của mình, đó là dịch vụ xây dựng thương hiệu. Chỉ sáu tháng sau, doanh thu dịch vụ này đã chiếm tới 25% tổng thu nhập của Scholes.

Không chỉ Scholes mà nhiều người khác cũng nhận thấy tầm quan trong của việc xây dựng bản sắc doanh nghiệp. Một loại các công ty cung cấp dịch vụ thương hiệu mọc lên ở Mỹ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng này. Từ đặt tên, thiết kế lô gô cho đến 'thêu dệt' những câu chuyện xoay quanh sản phẩm, xây dựng thương hiệu dần đã trở thành một ngành riêng biệt.

"Cuộc sống hối hả đã khiến chúng ta không còn thời gian để nghĩ xem là mình muốn mua cái gì và buộc chúng ta phải tìm đến những thương hiệu mà chúng ta đã biết và tin dùng" – David Reibstein, giáo sư marketing trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvanial nhật xét. "Chính vì thế, xây dựng thương hiệu ngày càng giữ vai trò thiết yếu".

Dưới đây là cách mà 'dân trong nghề' hay dùng để giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu.

Story House Creative phải trực tiếp làm việc với các doanh nghiệp để cùng xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, bao gồm từ khẩu hiệu, 'lý lịch trích ngang' cho đến nội dung trang web và các tư liệu marketing khác. Với các khách hàng ở xa, công ty thường trao đổi qua điện thoại, email và Skype.

Lời khuyên của Scholes cho các khách hàng: phải luôn nhất quán trong những gì họ muốn nói. "Tôi hỏi thật nhiều để có thể tìm ra được chính xác điểm đặc biệt của doanh nghiệp. Thường thì doanh nghiệp không nghĩ mấy về thứ làm cho họ nổi trội so với đối thủ. Chính vì thế, việc của tôi là 'moi' cho ra cái đó và lấy nó làm nền tảng xây dựng thương hiệu" – Scholes cho biết.

Scholes đích thân lo xây dựng thương hiệu còn những công việc khác như viết quảng cáo, thiết kế, làm video, SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) thì do đội ngũ nhân viên trong công ty làm.

"Nhiều doanh nghiệp nói họ muốn làm công việc của họ mà không phải bận tâm nhiều đến thương hiệu. Vì thế, họ đến gặp tôi và yêu cầu tôi giúp họ tìm ra bản sắc của họ và truyền bá bản sắc đó".

Cỗ máy xây dựng bản sắc

Tận dụng nguồn trí tuệ và kinh nghiệm xây dựng thương hiệu dồi dào của thành phố Cincinnati – quê hượng của những gã khổng lồ như Procter & Gamble, Kroger và Macy's – một nhóm các nhà marketing cấp tiến đã cùng nhau lập lên công ty The Brandery chuyên hỗ trợ doanh nghiệp trong những ngày đầu khởi nghiệp.

Dave Knox, đồng sáng lập công ty Brandery, cho biết nhóm của anh lấy cảm hứng từ chân lý: thời buổi bây giờ, trong kinh doanh, xây dựng thương hiệu, marketing và thiết kế còn quan trọng hơn công nghệ. Anh đơn cử RentShare, một thành viên trong 'lớp' Brandery năm 2011, đơn vị sở hữu công cụ số giúp những người ở cùng phòng chia sẻ tiền thuê phòng và các chi phí khác. "Họ có sản phẩm cực tuyệt vời, cực dễ sử dụng. Nhưng họ thừa hiểu thành công phụ thuộc vào việc lôi kéo khách hàng" – Knox nói. "Chính vì thế, họ đã lặn lội từ Brooklyn đến đây bởi họ biết chương trình của chúng tôi tập trung vào việc này và họ muốn khẳng định sự khác biệt bằng thương hiệu".

Với mỗi doanh nghiệp, Brandery sẽ cử 10 trong số 50 cố vấn Brandery thuộc các lĩnh vực chuyên môn liên quan giúp đỡ. Brandery cũng "cặp đôi" từng doanh nghiệp với các nhà tiếp thị thương hiệu, thiết kế và nghiên cứu tại những đơn vị địa phương nhận cung cấp dịch vụ miễn phí.

Mới hoạt động được 2 năm nhưng Brandery đã nhận được hơn 125 hồ sơ từ 7 nước đăng ký tham gia 8 đợt làm chương trình của mình. Cuối mỗi đợt làm chương trình (3 tháng), những 'học viên' tốt nghiệp được 'tiến cử' tới hơn 350 nhà đầu tư. Ngoài ra, Brandery còn đứng ra đầu tư 20.000 USD tương ứng với 6% cổ phần trong công ty học viên.

Kể một câu chuyện

Năm 2007, khi cựu phóng viên Thomas Scott bắt tay vào viết blog về công ty chuyên 'tân trang' nhà cửa trước khi bán của mình, anh phát hiện ra rằng nhưng nội dung liên quan đến nghề góp phần cải thiện đáng kể nhận thức của các khách hàng tiềm năng về thương hiệu công ty. Anh cũng nhận thấy có một mảng thị trường còn đang bị bỏ ngỏ, đó là cung cấp cho doanh nghiệp những nội dung chi tiết và thú vị về bản thân họ và giúp người tiêu dùng hay liên tưởng đến doanh nghiệp đó nhiều hơn ở cấp độ cá nhân.

Chỉ một thời gian ngắn sau, Scott mở công ty Brand Journalists (những nhà báo thương hiệu) ở Nashville (Tennessee), chuyên 'buôn chuyện' cho doanh nghiêp. Theo Scott, người tiêu dùng ngày nay không còn muốn nghe những thông điệp marketing thô ráp, thiếu sức sống nữa. Muốn thuyết phục họ, doanh nghiệp phải có những câu chuyện hay và phù hợp hơn. "Thương hiệu không chỉ là logo và tư liệu marketing. Nó là câu chuyện về doanh nghiệp và cách câu chuyện đó được kể" – Scott nhận định.

Brand Journalists cung cấp các dịch vụ viết thuê blog và các nội dung web, nhấn vào chuyện đời, chuyện người để làm công ty gần gũi hơi với người tiêu dùng. Chẳng hạn, với công ty bảo hiểm, đội ngũ viết blog của Scott sẽ nói về những vấn đề của cuộc sống đô thị, như làm thế nào khi nước phòng tắm nhà tầng trên thấm qua trần xuống nhà bạn. "Nếu bạn cố thuyết phục người thuê nhà mua bảo hiểm đúng kiểu một đại lý, họ sẽ quay đi ngay. Nhưng nếu bạn nó về món cà phê mà họ uống và những người hàng xóm họ thích và tầm quan trọng của việc mua bảo hiểm trong chuỗi zigzag của câu truyện, mọi người sẽ bị lôi kéo".

Năm 2011, doanh thu của Brand Journalists tăng gấp đôi so với năm 2010 và theo dự đoán của Scott thì mức tăng này sẽ tiếp tục được duy trì vào năm nay.


Nguồn DoanhNhan.net