
Nam sinh Ấn Độ chế tạo vệ tinh nhẹ nhất thế giới và nhận được phản hồi tuyệt vời từ NASA
Riyasdeen Samsudeen, mới là sinh viên năm hai ngành Kỹ thuật Cơ điện tử, bang Tamil Nadu, Ấn Độ, nhưng đã có thành tích đáng nể. Không chỉ giới hạn chế tạo các thiết bị trên mặt đất, sinh viên này còn chế tạo được vệ tinh bay trên vũ trụ.
Những vệ tinh bay trên vũ trụ phải chịu những điều kiện khắc nghiệt, cần bổ sung những tính năng chuyên biệt, và hàng ngàn các vấn đề chuyên môn khác.
Ngoài ra vật liệu chế tạo cho vệ tinh thường có chi phí rất cao, vượt xa chi phí ý mà một sinh viên có thể có. Nhưng Riyasdeen Samsudeen đã có những giải pháp thông minh sáng tạo để sử dụng những vật liệu có sẵn với chi phí thấp để chế tạo vệ tinh.
Và tin vui cho Riyasdeen Samsudeen vệ tinh của anh đã đuợc Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) sử dụng trong dự án sắp tới.
Hai vệ tinh FEMTO do Riyasdeen Samsudeen chế tạo có tên Vision Sat V1 và V2. Mỗi vệ tinh có khối lượng 33mg, chiều dài 33mm, có thể đo 17 tham số.
Sản phẩm của Riyasdeen Samsudeen là các vệ tinh dạng khối với 11 cảm biến có thể được ứng dụng để nghiên cứu trong môi trường vi trọng lực. Hai vệ tinh được làm từ nhựa nhiệt dẻo polyetherimide in 3D.
Riyasdeen Samsudeen lựa chọn nhựa nhiệt dẻo polyetherimide như phép thử để xem liệu vật liệu này có thể thay thế vàng và titan trong các thành phần phức tạp của vệ tinh hay không. Việc tìm nguyên liệu thay thế cho hai nguyên tố trên sẽ giúp hạ giá thành sản xuất vệ tinh.
Thiết kế vệ tinh FEMTO có khối lượng nhỏ hơn 100mg và thuộc loại thiết bị có chi phí sản xuất thấp. Vệ tinh do Riyasdeen Samsudeen thiết kế đã được NASA lựa chọn trong dự án vũ trụ năm 2021.
Vệ tinh V1 sẽ được sử dụng trong chương trình mang tên Sứ mệnh tên lửa SR-7 của NASA, sẽ được phóng tại Virginia vào tháng 6/2021. Vệ tinh V2 sẽ được ứng dụng trong kế hoạch Sứ mệnh khinh khí cầu RB-6 dự kiến được phóng lên vũ trụ vào tháng 8.
Theo India today
Ngành nghề liên quan
Tin bài liên quan
- Cùng Steve Jobs, đây là người được cả thế giới ngưỡng mộ - Jony Ivy huyền thoại thiết kế công nghiệp
- Bài toán cấp 1 nhưng lại là bài toán rất thực tế, rất cơ bản trong kinh doanh mà ít người ngờ đến
- Theo ngành nghề lập trình viên, học gì làm gì, môi trường công việc ra sao, lương cao không?
- Cẩn thận khi đùa giỡn ở nơi làm việc với máy nén khí
- Nghề báo: Rộng cửa, rủi ro cao, khắc nghiệt nhiều
- Nghề sửa chữa xe máy
- Những công việc ngộ nghĩnh trên thế giới
- Diễn viên... nghề nhiều gian khổ
- Cùng Steve Jobs, đây là người được cả thế giới ngưỡng mộ - Jony Ivy huyền thoại thiết kế công nghiệp
- Bài toán cấp 1 nhưng lại là bài toán rất thực tế, rất cơ bản trong kinh doanh mà ít người ngờ đến
- Theo ngành nghề lập trình viên, học gì làm gì, môi trường công việc ra sao, lương cao không?
- Cẩn thận khi đùa giỡn ở nơi làm việc với máy nén khí