Địa lý học, ngày nay, đã trở thành một ngành khoa học mang tính tổng hợp và tính liên ngành cao, tích hợp giữa ba mảng kiến thức khoa học tự nhiên, kinh tế - xã hội và kỹ thuật-công nghệ, thể hiện ở ba lĩnh vực chính: Địa lý tự nhiên - môi trường, Địa lý nhân văn và Địa thông tin.

Kiến thức
a. Kiến thức giáo dục đại cương
- Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
b. Kiến thức cơ sở ngành
- Có kiến thức nền tảng của Khoa học Địa lý.
- Có kiến thức về lịch sử phát triển Khoa học Địa lý, kiến thức về tư duy lãnh thổ, tư duy
- liên ngành và tư duy hệ thống.
- Có kiến thức đại cương về các phương pháp nghiên cứu và công cụ nghiên cứu (Bản đồ,
viễn thám, GIS) sử dụng trong Khoa học Địa lý.
Có kiến thức nền tảng liên quan đến các chuyên ngành sinh viên lựa chọn theo học trong
năm 3 và năm 4.
c. Kiến thức chuyên ngành
Sinh viên có kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành và kiến thức thực tế (thông qua các đợt thực tập thực tế chuyên ngành, thực tập tốt nghiệp, thiết kế đồ án, khóa luận tốt nghiệp).
Thông tin này được tham khảo từ chương trình đào tạo của trường Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh