Ngành Chính trị học

Ngành Chính trị học

Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực đào tạo; nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo; và có kiến thức cụ thể và năng lực chuyên môn như sau:

1.1.1. Hệ thống lý luận, phương pháp và phương pháp luận các môn lý luận chính trị trong học tập và nghiên cứu Chính trị học

  • Hiểu, nắm vững và có khả năng vận dụng thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin;
  • Hiểu, nắm vững và có khả năng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh;
  • Hiểu, nắm vững và có khả năng vận dụng đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

1.1.2. Hệ thống tri thức và phương pháp chung của lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, có đủ cơ sở khoa học cần thiết để đi sâu tiếp thu tri thức và phương pháp của các khối ngành, nhóm ngành và ngành theo nhu cầu và định hướng phát triển chuyên môn

  • Hiểu, nắm vững và có khả năng vận dụng phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu khoa học;
  • Hiểu, nắm vững và có khả năng vận dụng tri thức và phương pháp của một số ngành khoa học xã hội và nhân văn gần với Chính trị học (Kinh tế học, Luật học, Xã hội học, Tâm lý học, Văn hóa học...);
  • Hiểu, nắm vững và có khả năng vận dụng tri thức và phương pháp liên ngành trong tiếp cận và nghiên cứu Chính trị học.

1.1.3. Khung lý thuyết chung của Chính trị học, đồng thời được trang bị hệ thống tri thức và phương pháp tương đối đặc thù của các ngành khoa học xã hội và nhân văn có quan hệ chặt chẽ với Chính trị học

  • Hiểu, nắm vững và có khả năng vận dụng hệ thống khái niệm, phạm trù căn bản của Chính trị học, một số vấn đề lý luận then chốt về chính trị thế giới và chính trị Việt Nam đương đại;
  • Hiểu, nắm vững và có khả năng vận dụng tri thức và phương pháp nghiên cứu tôn giáo, dân tộc, đạo đức học..; liên kết hệ tri thức và phương pháp nói trên với khung lý thuyết chung Chính trị học.

1.1.4. Tri thức và phương pháp về chính trị và chính sách; tri thức và phương pháp bổ trợ quan trọng cho nghiên cứu chính trị và chính sách

  • Hiểu, nắm vững và có khả năng phân tích, đánh giá mối quan hệ giữa chính trị và chính sách, chính sách công của Việt Nam, vai trò của chính trị và chính sách trong phát triển xã hội;
  • Hiểu, nắm vững và có khả năng vận dụng hệ tri thức và phương pháp nghiên cứu tổ chức, hành chính, các phương pháp thu thập, xử lý thông tin phục vụ các quá trình chính trị và chính sách.

1.1.5. Hệ thống lý luận và phương pháp chuyên sâu theo các định hướng chuyên ngành

  • Hiểu, nắm vững và có khả năng vận dụng hệ tri thức và phương pháp theo định hướng chuyên ngành Lý thuyết chính trị;
  • Hiểu, nắm vững và có khả năng vận dụng hệ tri thức và phương pháp theo định hướng chuyên ngành Chính trị Việt Nam;
  • Hiểu, nắm vững và có khả năng vận dụng hệ tri thức và phương pháp theo định hướng chuyên ngành Chính trị quốc tế;
  • Hiểu, nắm vững và có khả năng vận dụng hệ tri thức và phương pháp theo định hướng chuyên ngành Hồ Chí Minh học;
  • Hiểu biết thực tế về cơ quan, tổ chức, lĩnh vực hoạt động liên quan đến Chính trị học mà người học sẽ công tác sau khi tốt nghiệp.

1.1.6. Có khả năng sử dụng ngoại ngữ cơ bản với các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tối thiểu tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

 

1.2. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

- Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.

2. Về kỹ năng

2.1 Kỹ năng chuyên môn

- Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo; có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền;

2.1.1. Nắm vững và có khả năng vận dụng các kỹ năng hoạt động lý luận

  • Kỹ năng và năng lực tư duy lý luận về chính trị;
  • Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin chính trị;
  • Kỹ năng nghiên cứu, viết, thuyết trình, giảng dạy Chính trị học;
  • Kỹ năng thực hành văn bản chính trị.

2.1.2. Nắm vững và có khả năng vận dụng các kỹ năng hoạt động thực tiễn

  • Kỹ năng tiếp cận và xử lý tình huống chính trị;
  • Kỹ năng phân tích chính sách, hoạch định và tổ chức thực thi chính sách, đánh giá và điều chỉnh chính sách;
  • Kỹ năng nghiên cứu, đánh giá truyền thông và khai thác truyền thông trong chính trị;
  • Kỹ năng phân tích, bình luận chính trị trên các phương tiện truyền thông đại chúng;
  • Kỹ năng thực hành Chính trị học khi tham gia hoạt động thực tiễn trong các lĩnh vực của đời sống chính trị - xã hội;
  • Kỹ năng tác nghiệp khi tham gia các hoạt động chính trị - xã hội.

2.2. Kỹ năng bổ trợ

2.2.1. Các kĩ năng cá nhân

          - Thích ứng nhanh với sự thay đổi môi trường sống và làm việc. Có kĩ năng hội nhập và học tập suốt đời;

          - Sắp xếp kế hoạch công việc khoa học và hợp lí.

2.2.2. Kỹ năng làm việc theo nhóm

  • Xây dựng nhóm;
  • Lãnh đạo nhóm;
  • Vận hành nhóm;
  • Phát triển nhóm;

2.2.3. Kỹ năng quản lý và lãnh đạo

  • Nắm và vận dụng các nguyên lí, nguyên tắc cơ bản, các kỹ năng chủ yếu về thiết kế và vận hành tổ chức;
  • Nắm và vận dụng các phương pháp lãnh đạo, quản lý, phân quyền (quyền lực cứng, quyền lực mềm, phân quyền chiều dọc, phân quyền chiều ngang...).

2.2.4. Kỹ năng giao tiếp

  • Ứng xử có văn hóa;
  • Làm chủ các kỹ năng giao tiếp xã hội nói chung và kỹ năng giao tiếp trong các quan hệ công việc nói riêng.

2.2.5. Kỹ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ:

  • Có kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn.

THÊM CÁC THÔNG TIN KHÁC VỀ Ngành Chính trị học

Tổng hợp link hay từ internet cho Ngành Chính trị học

Chưa có nội dung nào do bạn đọc đóng góp cho ngành nghề này.

Video clip liên quan Ngành Chính trị học

Chưa có thêm video nào cho ngành nghề này

Các trường có đào tạo Ngành Chính trị học

Trường đại học Trà Vinh - DVT (Hệ Đại học) ( tin 2023)

T

T

Mã ngành/ nhóm

ngành xét tuyển

Tên ngành/nhóm ngành xét tuyển

44

7310201

Chính trị học

Trường đại học Tân Trào - TQU (Hệ Đại học) ( tin 2023)
STT Mã ngành Tên ngành
17 7310201 Chính trị học
Trường đại học Vinh - TDV (Hệ Đại học) ( tin 2023)
STT Mã ngành Tên ngành
15 7310201 Chính trị học
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG Hà Nội) QHX (Hệ Đại học) ( tin 2023)
TT Tên ngành Mã tổ hợp bài thi/môn thi của phương thức xét kết quả thi THPT 2023 (**) THPT ĐGNL PT khác Tổng
  1.  
Chính trị học QHX02 A01,C00,D01,D04,D78 31 18 16 65
Trường Đại học HÀ TĨNH - HHT (Hệ Đại học) ( tin 2023)

TT

Ngành học

Mã ngành

Chỉ tiêu (dự kiến)

Tổ hợp

21

Chính trị học

7310201

30

A00: Toán, Lý, Hóa; C00: Văn, Sử, Địa;

C14: Văn, Toán, GDCD; D01: Văn, Toán, Anh.

Học viện báo chí - tuyên truyền - HBT (Hệ Đại học) ( tin 2023)

TT

Mã ngành

Tên ngành

6

7310201

Chính trị học

Trường đại học nội vụ Hà Nội - DNV (Hệ Đại học) ( tin 2022)
Văn hoá học
Học tại Trụ sở Hà Nội
7229040 47 13 Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí   Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân   Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh   Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh    
Chính trị học
Học tại Trụ sở Hà Nội
7310201 55 10 Toán, Vật lí, Giáo dục công dân   Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí   Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân   Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh    
Trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long - VLU (Hệ Đại học) ( tin 2019 )
Chính trị học 7310201 24 6 Toán, Vật lí, Tiếng Anh   Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí   Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân   Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh    
Trường đại học Thành Đông (*) - DDB (Hệ Đại học) ( tin 2019 )
Chính trị học73102011090Toán, Vật lí, Hóa họcNgữ văn, Lịch sử, Địa líNgữ văn, Toán, Lịch sửNgữ văn, Toán, Địa lí