Ngành Xã hội học

Ngành Xã hội học

Xã hội học (Sociology)

 

 

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm nghề nghiệp sau:

Kiến thức

* Kiến thức chung:

– An ninh quốc phòng: Có những hiểu biết cơ bản về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quốc phòng an ninh; truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, lực lượng vũ trang nhân dân; có kiến thức cơ bản cần thiết về phòng thủ dân sự, kỹ năng quân sự; sẵn sang thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.

– Lý luận chính trị: Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống.

– Kiến thức chung (đại cương): Hiểu và áp dụng được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực Xã hội học như: các quy luật về tâm lý và xã hội; các chuẩn mực văn hóa và đạo đức; các quy tắc giao tiếp; sự phát triển của các nền văn minh; các khái niệm, lịch sử và các lý thuyết cơ bản của xã hội học để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn.

* Kiến thức chuyên môn:

– Vận dụng kiến thức về xã hội học để phân tích cấu trúc và đánh giá các vấn đề xã hội ở nông thôn, đô thị.

– Hiểu và đánh giá được các vấn đề thuộc các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, dân số, lao động, tôn giáo, truyền thông và dư luận xã hội, khoa học và công nghệ, giáo dục, giới và thanh niên.

– Phân tích và đánh giá được các vấn đề về công tác xã hội, an sinh xã hội, phát triển cộng đồng, phát triển xã hội và quản lý xã hội.

– Ứng dụng được các kiến thức lý thuyết và thực tiễn để thực hành kỹ thuật thu thập thông tin, xử lý và phân tích thông tin, viết báo cáo khoa học để giải quyết các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực xã hội học.

– Hiểu và đánh giá các vấn đề về: chính sách và pháp luật, quản lý xã hội nông thôn, môi trường và tác động của môi trường đến xã hội.

Kỹ năng

– Thành thạo kỹ năng thiết kế các công cụ điều tra, tổ chức và nghiên cứu các vấn đề, hiện tượng đa dạng, phức tạp trong thực tiễn.

– Thành thạo kỹ năng thu thập, phân tích và đánh giá thông tin.

– Thành thạo kỹ năng đánh giá, phân tích những ý kiến đóng góp của các cá nhân trong tập thể để giải quyết các vấn đề thực tế trong lĩnh vực Xã hội học.

– Hình thành kỹ năng lãnh đạo và quản lý để nhận thức, đánh giá và giải quyết được các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội ở các địa phương và trên cả nước.

* Công nghệ thông tin:

Hiểu và vận dụng được những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin, các vấn đề về an toàn lao động, bảo vệ môi trường trong sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT), và một số vấn đề cơ bản liên quan đến pháp luật trong sử dụng CNTT; Sử dụng thành thạo máy tính và một số phần mềm xử lý văn bản, bảng tính, trình chiếu ở mức cơ bản.

* Ngoại ngữ:

– Trình độ tiếng Anh tối thiểu đạt A2 theo khung tham chiếu chung châu Âu hoặc tương đương.

– Có kỹ năng đọc, hiểu và sử dụng tiếng Anh trong lĩnh vực Xã hội học.

Năng lực tự chủ và trách nhiệm 

– Có năng lực vận dụng kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ xã hội học vào giải quyết các vấn đề xã hội.

– Có khả năng sáng tạo trong nghiên cứu, tư vấn chính sách và quản lý xã hội

– Có khả năng vận động chính sách để cải thiện các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong các cộng đồng.

– Có năng lực phản biện và tổng hợp các ý kiến về chuyên môn, nghiệp vụ xã hội học cơ bản và nâng cao.

– Có kỹ năng lắng nghe, tiếp thu, phát huy trí tuệ tập thể trong việc lập kế hoạch, điều hành và giải quyết công việc.

– Có năng lực phân tích được các vấn đề biến đổi của xã hội.

– Chủ động, thích nghi với môi trường làm việc khác nhau.

– Chủ động trong học tập, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực Xã hội học, đồng thời tư duy biện luận độc lập trong nghiên cứu để nhận thức, đánh giá và giải quyết được các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội và nâng cao trình độ chuyên môn.

Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp cử nhân Xã hội học có thể công tác trong các lĩnh vực sau:

Làm công tác tư vấn, quản lí trong các cơ quan quản lí nhà nước, các tổ chức phi chính phủ với các lĩnh vực hoạt động xã hội khác nhau: Có khả năng tham gia tư vấn cho việc quản lý đơn vị; triển vọng trong tương lai có thể trở thành trưởng các bộ phận, các cơ quan quản lý nhà nước, chuyên gia tư vấn.

Làm công tác nghiên cứu ở các trường, trung tâm, viện nghiên cứu: Có khả năng nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu về lĩnh vực xã hội học; triển vọng trong tương lai có thể trở thành nghiên cứu viên có trình độ trong ngành xã hội học.

Làm công tác giảng dạy trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng và các trường trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề; triển vọng trong tương lai có thể trở thành giảng viên có trình độ trong ngành xã hội học.

Làm phóng viên, biên tập viên trong các cơ quan truyền thông: Có khả năng thu thập, phân tích, xử lý các thông tin, viết báo cáo khoa học.

Làm nhân viên xã hội học trong các tổ chức xã hội.

Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Các chương trình đào tạo nâng cao trình độ mà người tốt nghiệp có thể tham gia:

– Cử nhân ngành xã hội học có thể học tiếp ở bậc đào tạo sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) tại các trường đại học, học viện trong và ngoài nước.

– Cử nhân ngành xã hội học có thể học sang các ngành gần như: Tâm lý học, Công tác xã hội, Nhân học, Dân tộc học, Quản lý xã hội….

THÊM CÁC THÔNG TIN KHÁC VỀ Ngành Xã hội học

Video clip liên quan Ngành Xã hội học

Chưa có thêm video nào cho ngành nghề này

Các trường có đào tạo Ngành Xã hội học

Trường đại học Đà Lạt TDL (Hệ Đại học) ( tin 2023)
STT Mã ngành Tên ngành
31 7310301 Xã hội học
Trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn (ĐHQG TP.HCM) - QSX (Hệ Đại học) ( tin 2023)
STT Ngành Chỉ tiêu dự kiến bao gồm cả hệ chất lượng cao
14 Xã hội học 140
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG Hà Nội) QHX (Hệ Đại học) ( tin 2023)
TT Tên ngành Mã tổ hợp bài thi/môn thi của phương thức xét kết quả thi THPT 2023 (**) THPT ĐGNL PT khác Tổng
  1.  
Xã hội học QHX25 A01,C00,D01,D04,D78 35 22 18 75
Học viện báo chí - tuyên truyền - HBT (Hệ Đại học) ( tin 2023)

TT

Mã ngành

Tên ngành

9

7310301

Xã hội học

Trường đại học mở Tp.HCM - MBS (Hệ Đại học) ( tin 2023)

TT

Ngành đào tạo

Mã ngành

Tổ hợp môn xét tuyển

11

Xã hội học*

7310301

Toán, Lý, Anh
Toán, Văn, Ngoại ngữ (2)

Văn, Sử, Địa

Văn, KHXH, Ngoại ngữ (2)

Trường Đại học CÔNG ĐOÀN - LDA (Hệ Đại học) ( tin 2023)

TT

Ngành học

Mã ngành

9

Xã hội học

7310301

Học viện Nông nghiệp Việt Nam (HVN) (Hệ Đại học) ( tin 2023)

TT

Nhóm ngành/ngành

HVN12

Xã hội học

Trường đại học Tôn Đức Thắng - DTT (Hệ Đại học) ( tin 2023)

 

Mã ngành

Ngành đào tạo

Khối tuyển

30

7310301

Xã hội học

A01 ; C00 ; C01 ;

D01

Trường đại học Bình Dương - DBD (Hệ Đại học) ( tin 2023)
STT Ngành học Mã ngành Tổ hợp xét Cơ sở đào tạo
11 Xã hội học
Chuyên ngành:
– Truyền thông đa phương tiện
– Quan hệ công chúng
7310301 A01,A09,C00,D01 Cơ sở chính
Trường đại học Văn Hiến (*) - VHU (Hệ Đại học) ( tin 2021)

Tên ngành/chuyên ngành

Mã ngành

Tổ hợp môn xét tuyển

 

Xã hội học

- Xã hội học truyền thông - báo chí,

- Xã hội học quản trị tổ chức xã hội,

- Công tác xã hội

7310301

A00: Toán, Lý, Hóa

C00: Văn, Sử, Địa

D01: Toán, Văn, Tiếng Anh

C04: Toán, Văn, Địa

 
Trường đại học khoa học(ĐH Huế) DHT (Hệ Đại học) ( tin 2019 )
Xã hội học73103013010Ngữ văn, Lịch sử, Địa líNgữ văn, Toán, Tiếng AnhNgữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh