Kinh tế nằm trong lĩnh vực khoa học xã hội mà chuyên giải quyết các vấn đề liên quan đến sản xuất, phân phối, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ.
Ngành kinh tế có trọng tâm về hành vi và sự tác động của các chủ thể kinh tế và cách thức nền kinh tế hoạt động.
Kinh tê vi mô phân tích những yếu tố cơ bản trong nền kinh tế, bao gồm các chủ thể tham giao vào nền kinh tế và thị trường, sự tương tác giữa chúng và kết quả của sự tương tác đó.
Kinh tế vĩ mô phân tích kinh tế như là một hệ thống tổng quát với các thành phần sản xuất, phân phối, tác động đầu tư, và các nhân tố tác động: nhân lực, bất động sản, tiền tệ, tăng trưởng kinh tế và chính trị.
Chương trình cử nhân kinh tế cung cấp cho sinh viên những kiến thức sâu, rộng về kinh tế nhằm mục đích chuẩn bị cho sinh viên trước những cơ hội việc làm trong các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân.
Khi theo đuổi tấm bằng cử nhân kinh tế, bạn có thể học chuyên về các lĩnh vực như tài chính, marketing, quản lý thông tin, quản lý hoạt động hoặc hành vi tổ chức. Khi các bạn có kiến thức về các chủ đề trong lĩnh vực mà bạn quan tâm, bạn sẽ xây dựng được năng lực trong giải quyết các vấn đề pháp lý, tư duy phê phán, phân tích và ra quyết định. Những người bắt đầu ra với bằng cử nhân kinh doanh thì sau này có thể chọn học lên cao chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) rồi Tiến sĩ.
Qua các hội nghị tổ chức cấp quốc gia và khu vực trong một vài năm gần đây, lĩnh vực kinh tế luôn được xem là lĩnh vực có nhu cầu cao về nhân lực trong hiện tại cũng như trong tương lai. Có thể kể các ngành, chuyên ngành như: tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, kinh tế thẩm định giá, kinh tế bất động sản, kinh tế lao động và QLNNL, thương mại, kinh doanh quốc tế, ngoại thương, du lịch, marketing… thu hút nhiều lao động.
Trong những năm qua, nhiều trường ĐH, CĐ đã được phép Bộ GD-ĐT mở thêm các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế, trong đó rất nhiều trường có mở ngành tài chính – Ngân hàng, chứng tỏ như cầu của xã hội rất cao đối với ngành đào tạo này.