Với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, chuyên ngành Quản lý công nghiệp có vai trò giải quyết các bài toán chi phí, sử dụng hiệu quả nguồn lực. Cụ thể hơn, ngành Quản lý công nghiệp đảm nhiệm các công việc chuyên môn như: Lập kế hoạch sản xuất, Cải tiến chuỗi cung ứng; Dự báo và hoạch định nhu cầu vật tư; Kiểm soát và cải tiến chất lượng; Đánh giá trình độ công nghệ, v.v…

Ngành Quản lý công nghiệp là có liên quan đến các chuyên môn về kinh tế học, quản lý học, sản xuất công nghiệp.
Cơ hội nghề nghiệp ngành quản lý công nghiệp
Với sự phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp tại Việt Nam và trên thế giới, vị trí quản lý công nghiệp luôn được trọng dụng tại các doanh nghiệp công nghiệp. Tuy vậy vị trí này có thể đảm nhiệm bởi những nhân sự thuộc các ngành khác gần liên quan như quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự... (tất nhiên là với các kiến thức chuyên môn và kỹ năng làm việc đã được đào tạo bổ sung).
Các công việc đảm nhiệm cụ thể hơn có thể khi tham gia lao động làm việc với ngành quản lý công nghiệp:
- Quản lý nhà máy: hoạch định sản xuất, quản lý mua hàng và tồn kho, đánh giá trình độ công nghệ, quản lý con người…
- Quản lý mua hàng: đánh giá các chương trình mua hàng, thiếp lập cấp độ vận hành và phối hợp các công tác trong vận hành, định hướng các điểm mấu chốt trong vận hành…
- Quản lý chất lượng: phân tích chi tiết cơ sở dữ liệu và các bảng tính, kiểm định quá trình để xác định các khu vực cần cải tiến, quản lý việc thực hiện những thay đổi…
- Lập kế hoạch và quản lý chuỗi cung ứng: thương lượng các hợp đồng, thiết lập mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp, duy trì sự chính xác của hệ thống mua hàng, hoá đơn và hàng hoá trả lại…
- Tư vấn cải tiến quá trình: thiết kế và triển khai kế hoạch sản xuất tinh gọn (Lean) và giảm thời gian sản xuất trong cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, hệ thống hướng tới khách hàng (6 Sigma)…
Tuyển sinh ngành quản lý công nghiệp
Trường nào tuyển sinh ngành quản lý công nghiệp? Hãy xem thêm tại đây: Thông tin tuyển sinh ngành quản lý công nghiệp.
-/-